Cơ quan thống kê nhà nước Italy (ISTAT) cho biết, lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên Italy đã tăng vọt lên 28,2% trong tháng Hai, nghĩa là cứ 3 thanh niên thì 1 không người có việc làm.
Tỷ lệ này cao hơn tháng trước đó 0,8% và hơn cùng kỳ năm ngoái 4%, đưa thanh niên Italy tiếp tục trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc suy thoái kéo dài và chưa có xu hướng hạ nhiệt.
Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) và cao hơn tỷ lệ trung bình 7,6% của EU. Italy hiện cũng là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu, với mức 8,5% trong tháng 2/2010.
Mặc dù Thủ tướng Italy và các quan chức kinh tế của chính phủ vẫn khẳng định nền kinh tế Italy đang có dấu hiệu hồi phục, nhưng trên thực tế, sản xuất công nghiệp của nước này vẫn đình đốn, khu vực dịch vụ vẫn bị tác động nghiêm trọng do sức mua không tăng trong các dịp lễ cuối năm 2009 và đầu 2010.
Theo tập đoàn tư vấn tài chính Moody, một trong những lý do khiến kinh tế Italy chậm phục hồi là do nợ công quá lớn, lên tới 1.800 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản.
Để giảm bớt gánh nặng từ nợ công, Italy cần phải thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm chi tiêu hành chính và hạn chế thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, Moody cho rằng dù nợ công và thâm hụt ngân sách chiếm tới 5,3% GDP, nhưng Italy vẫn có triển vọng sáng sủa hơn nhiều nước trong khối EU như Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Theo đánh giá của Ngân hàng Quốc gia Italy, nước này cần từ 6-9 tháng để trở lại với mức phát triển như trước khủng hoảng, và kinh tế Italy có thể tăng từ mức âm 5,1% năm 2009 lên 1% năm 2010 và 1,5% năm 2011./.
Tỷ lệ này cao hơn tháng trước đó 0,8% và hơn cùng kỳ năm ngoái 4%, đưa thanh niên Italy tiếp tục trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc suy thoái kéo dài và chưa có xu hướng hạ nhiệt.
Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) và cao hơn tỷ lệ trung bình 7,6% của EU. Italy hiện cũng là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu, với mức 8,5% trong tháng 2/2010.
Mặc dù Thủ tướng Italy và các quan chức kinh tế của chính phủ vẫn khẳng định nền kinh tế Italy đang có dấu hiệu hồi phục, nhưng trên thực tế, sản xuất công nghiệp của nước này vẫn đình đốn, khu vực dịch vụ vẫn bị tác động nghiêm trọng do sức mua không tăng trong các dịp lễ cuối năm 2009 và đầu 2010.
Theo tập đoàn tư vấn tài chính Moody, một trong những lý do khiến kinh tế Italy chậm phục hồi là do nợ công quá lớn, lên tới 1.800 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản.
Để giảm bớt gánh nặng từ nợ công, Italy cần phải thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm chi tiêu hành chính và hạn chế thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, Moody cho rằng dù nợ công và thâm hụt ngân sách chiếm tới 5,3% GDP, nhưng Italy vẫn có triển vọng sáng sủa hơn nhiều nước trong khối EU như Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Theo đánh giá của Ngân hàng Quốc gia Italy, nước này cần từ 6-9 tháng để trở lại với mức phát triển như trước khủng hoảng, và kinh tế Italy có thể tăng từ mức âm 5,1% năm 2009 lên 1% năm 2010 và 1,5% năm 2011./.
Trương Anh Ngọc (Vietnam+)