Từ 9/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty VAMC) sẽ chính thức hoạt động. “Cục máu đông” nợ xấu được kỳ vọng sẽ được giải quyết rốt ráo sau thời điểm này.
Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn từ phía các ngân hàng khi Công ty này chính thức đi vào hoạt động.
Theo dự thảo thông tư hướng dẫn mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty VAMC, một trong những khoản nợ đủ điều kiện để được mua là có tài sản đảm bảo; trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản, bao gồm cả bất động sản hình thành trong tương lai.
Đây là một trong những nội dung các tổ chức tín dụng băn khoăn, thậm chí có nhiều ý kiến đề xuất bỏ.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó phòng Công nợ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nhìn nhận: dự thảo đưa ra tỷ lệ 65% là không khả thi, tại Vietcombank tỷ lệ này hiện chỉ từ 50-60%. Vì vậy, nên xem xét tỷ lệ này không dưới 40% để các tổ chức tín dụng bán được nợ cho VAMC nhiều hơn.
[Công ty quản lý nợ xấu sẽ đi vào hoạt động từ 9/7]
Đồng quan điểm này, ông Vũ Minh Cường, Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho rằng, đối với Agribank, nếu theo tinh thần của Thông tư này khả năng giải quyết nợ xấu là rất ít ỏi.
Các khoản vay có tài sản đảm bảo có trên 65% là bất động sản thì chỉ có ở các đơn vị kinh doanh bất động sản. Còn đơn vị sản xuất kinh doanh cũng có đầu tư vào bất động sản nhưng lại rất tiết kiệm trong việc mua đất, vì họ có thể thuê hoặc vào khu công nghiệp. Vì vậy, lượng tiền nằm trong giá trị tài sản bảo đảm rất nhỏ, tỷ lệ này nên giảm xuống.
Đại diện Ngân hàng Hàng Hải (MaritimeBank) cũng cho rằng, nếu khoản nợ có ít nhất 65% tổng giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản thì sẽ thuộc diện “nợ tốt” chứ không phải “nợ xấu” để cần đến VAMC giải quyết. Mặt khác, đã là nợ thì không cần thiết phải gọi đó cụ thể là tài sản gì để ưu tiên. Nếu quy định ít nhất có tài sản thế chấp bằng 65% tổng giá trị là bất động sản là đi trái với quy định cho vay của ngân hàng do đó nên chăng xem xét bỏ quy định này.
Cùng với đó, đại diện các ngân hàng cũng cho rằng, một số nội dung quy định trong việc xử lý nợ xấu còn mang nặng các biện pháp hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ông Vũ Hữu Bình, Phó phòng Quản lý nợ, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), cho rằng: sự ra đời của VAMC trước hết phải đặt mục tiêu giảm nợ xấu cho các ngân hàng. Một khi giảm nợ xấu thì mới thực hiện được một số chỉ số an toàn, từ đó ngân hàng mới tháo gỡ được phần tín dụng, hỗ trợ cho tình hình khó khăn của doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải bỏ những biện pháp hành chính cản trở hoạt động cho các tổ chức tín dụng.
Ông Bình dẫn chứng, một trong những quy định của dự thảo là ngân hàng có nợ xấu quá 3% phải bán nợ cho VAMC, cơ quan thanh tra giám sát sẽ thẩm định để mua theo giá thị trường. Thực tế, việc thẩm định này không cần thiết giao cho cơ quan thanh tra vì VAMC là một tổ chức pháp nhân, có đủ thẩm quyền để thẩm định giá trị món nợ.
Cùng quan điểm này, ông Bùi Minh Khải, Giám đốc Ban Pháp chế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng: "Điều kiện trong Nghị định 53 và hướng dẫn trong Thông tư là khá chặt chẽ. Cứ với đà này thì khó đạt mục tiêu mà các tổ chức tín dụng có thể bán được nợ cho VAMC, trong khi mục tiêu đề ra rất rõ ràng là làm thế nào để dễ chuyển giao, dễ bán để giảm nợ xấu và mọi chỉ số sẽ tốt hơn."
Bên cạnh đó, trong dự thảo Thông tư, Ngân hàng Nhà nước có nêu ra quy định, ngoài việc thỏa thuận còn được mua bán theo giá thị trường. Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Ban pháp chế của Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, không có cơ sở để xác định giá thị trường cho nợ xấu. “Đây là chuyện không tưởng vì nợ xấu làm gì có giá thị trường. Giá thị trường phải là lưu thông,” ông Đức nói.
Ông Đức dẫn chứng, có khoản nợ mà ngân hàng đưa ra giá là 70% cho công ty mua bán nợ và tài sản (Bộ Tài chính) mua. Nhưng công ty này chỉ trả 40% và sau nhiều lần thương lượng thì khoản nợ không thể bán được.
Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, với những quy định này, nợ xấu sẽ khó có thể xử lý được một cách rốt ráo bởi các ngân hàng cũng không muốn bán rẻ khoản nợ, còn VAMC sẽ không mua nếu thấy rủi ro.
Nếu không làm rõ thêm một số quy định về việc mua bán nợ xấu hiện nay thì chỉ có thể bán được nợ xấu thuộc diện “vừa vừa” “tốt tốt”, còn nợ xấu cần xóa sổ sẽ không có cách gì xử lý. Vì dù cho VAMC muốn xử lý nợ nhưng nếu có rủi ro cũng không có cách gì mua được, thậm chí sợ mua./.
Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn từ phía các ngân hàng khi Công ty này chính thức đi vào hoạt động.
Theo dự thảo thông tư hướng dẫn mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty VAMC, một trong những khoản nợ đủ điều kiện để được mua là có tài sản đảm bảo; trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản, bao gồm cả bất động sản hình thành trong tương lai.
Đây là một trong những nội dung các tổ chức tín dụng băn khoăn, thậm chí có nhiều ý kiến đề xuất bỏ.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó phòng Công nợ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nhìn nhận: dự thảo đưa ra tỷ lệ 65% là không khả thi, tại Vietcombank tỷ lệ này hiện chỉ từ 50-60%. Vì vậy, nên xem xét tỷ lệ này không dưới 40% để các tổ chức tín dụng bán được nợ cho VAMC nhiều hơn.
[Công ty quản lý nợ xấu sẽ đi vào hoạt động từ 9/7]
Đồng quan điểm này, ông Vũ Minh Cường, Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho rằng, đối với Agribank, nếu theo tinh thần của Thông tư này khả năng giải quyết nợ xấu là rất ít ỏi.
Các khoản vay có tài sản đảm bảo có trên 65% là bất động sản thì chỉ có ở các đơn vị kinh doanh bất động sản. Còn đơn vị sản xuất kinh doanh cũng có đầu tư vào bất động sản nhưng lại rất tiết kiệm trong việc mua đất, vì họ có thể thuê hoặc vào khu công nghiệp. Vì vậy, lượng tiền nằm trong giá trị tài sản bảo đảm rất nhỏ, tỷ lệ này nên giảm xuống.
Đại diện Ngân hàng Hàng Hải (MaritimeBank) cũng cho rằng, nếu khoản nợ có ít nhất 65% tổng giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản thì sẽ thuộc diện “nợ tốt” chứ không phải “nợ xấu” để cần đến VAMC giải quyết. Mặt khác, đã là nợ thì không cần thiết phải gọi đó cụ thể là tài sản gì để ưu tiên. Nếu quy định ít nhất có tài sản thế chấp bằng 65% tổng giá trị là bất động sản là đi trái với quy định cho vay của ngân hàng do đó nên chăng xem xét bỏ quy định này.
Cùng với đó, đại diện các ngân hàng cũng cho rằng, một số nội dung quy định trong việc xử lý nợ xấu còn mang nặng các biện pháp hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ông Vũ Hữu Bình, Phó phòng Quản lý nợ, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), cho rằng: sự ra đời của VAMC trước hết phải đặt mục tiêu giảm nợ xấu cho các ngân hàng. Một khi giảm nợ xấu thì mới thực hiện được một số chỉ số an toàn, từ đó ngân hàng mới tháo gỡ được phần tín dụng, hỗ trợ cho tình hình khó khăn của doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải bỏ những biện pháp hành chính cản trở hoạt động cho các tổ chức tín dụng.
Ông Bình dẫn chứng, một trong những quy định của dự thảo là ngân hàng có nợ xấu quá 3% phải bán nợ cho VAMC, cơ quan thanh tra giám sát sẽ thẩm định để mua theo giá thị trường. Thực tế, việc thẩm định này không cần thiết giao cho cơ quan thanh tra vì VAMC là một tổ chức pháp nhân, có đủ thẩm quyền để thẩm định giá trị món nợ.
Cùng quan điểm này, ông Bùi Minh Khải, Giám đốc Ban Pháp chế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng: "Điều kiện trong Nghị định 53 và hướng dẫn trong Thông tư là khá chặt chẽ. Cứ với đà này thì khó đạt mục tiêu mà các tổ chức tín dụng có thể bán được nợ cho VAMC, trong khi mục tiêu đề ra rất rõ ràng là làm thế nào để dễ chuyển giao, dễ bán để giảm nợ xấu và mọi chỉ số sẽ tốt hơn."
Bên cạnh đó, trong dự thảo Thông tư, Ngân hàng Nhà nước có nêu ra quy định, ngoài việc thỏa thuận còn được mua bán theo giá thị trường. Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Ban pháp chế của Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, không có cơ sở để xác định giá thị trường cho nợ xấu. “Đây là chuyện không tưởng vì nợ xấu làm gì có giá thị trường. Giá thị trường phải là lưu thông,” ông Đức nói.
Ông Đức dẫn chứng, có khoản nợ mà ngân hàng đưa ra giá là 70% cho công ty mua bán nợ và tài sản (Bộ Tài chính) mua. Nhưng công ty này chỉ trả 40% và sau nhiều lần thương lượng thì khoản nợ không thể bán được.
Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, với những quy định này, nợ xấu sẽ khó có thể xử lý được một cách rốt ráo bởi các ngân hàng cũng không muốn bán rẻ khoản nợ, còn VAMC sẽ không mua nếu thấy rủi ro.
Nếu không làm rõ thêm một số quy định về việc mua bán nợ xấu hiện nay thì chỉ có thể bán được nợ xấu thuộc diện “vừa vừa” “tốt tốt”, còn nợ xấu cần xóa sổ sẽ không có cách gì xử lý. Vì dù cho VAMC muốn xử lý nợ nhưng nếu có rủi ro cũng không có cách gì mua được, thậm chí sợ mua./.
Đỗ Huyền (TTXVN)