Chiều 30/7, Hội đồng Kiến trúc-Quy hoạch thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2010-2015 đã chính thức được thành lập.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, khẳng định vai trò quan trọng của Hội trong việc tư vấn, phản biện chuyên ngành cho Ủy ban Nhân dân thành phố, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị, nông thôn trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch thành phố Hà Nội cho rằng, sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có nhiều cơ hội để hoàn thiện bộ mặt đô thị và nông thôn; có quỹ đất để phát triển các khu đô thị mới, không gian xanh đồng thời có điều kiện nâng cấp, xây dựng đồng bộ và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; gìn giữ và bảo tồn các giá trị kiến trúc di sản văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay thành phố không đủ nguồn lực, hệ thống văn bản pháp quy thiếu và có nhiều bất cập.
Thành phố mong muốn Hội đồng Kiến trúc-Quy hoạch thành phố tư vấn, góp ý phương án, chọn giải pháp tối ưu cho các công trình mang ý nghĩa đặc biệt, quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; công trình mang tính đặc thù về chiều cao, quy mô, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật; công trình đặt tại vị trí nhạy cảm...
Hội đồng Kiến trúc-Quy hoạch thành phố Hà Nội gồm 21 thành viên do tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc làm Chủ tịch./.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, khẳng định vai trò quan trọng của Hội trong việc tư vấn, phản biện chuyên ngành cho Ủy ban Nhân dân thành phố, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị, nông thôn trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch thành phố Hà Nội cho rằng, sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có nhiều cơ hội để hoàn thiện bộ mặt đô thị và nông thôn; có quỹ đất để phát triển các khu đô thị mới, không gian xanh đồng thời có điều kiện nâng cấp, xây dựng đồng bộ và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; gìn giữ và bảo tồn các giá trị kiến trúc di sản văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay thành phố không đủ nguồn lực, hệ thống văn bản pháp quy thiếu và có nhiều bất cập.
Thành phố mong muốn Hội đồng Kiến trúc-Quy hoạch thành phố tư vấn, góp ý phương án, chọn giải pháp tối ưu cho các công trình mang ý nghĩa đặc biệt, quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; công trình mang tính đặc thù về chiều cao, quy mô, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật; công trình đặt tại vị trí nhạy cảm...
Hội đồng Kiến trúc-Quy hoạch thành phố Hà Nội gồm 21 thành viên do tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc làm Chủ tịch./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)