Sau cuộc họp trù bị hai ngày tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, các cựu chính khách nổi tiếng của châu Á và châu Âu đã tuyên bố thành lập Hội đồng Hòa giải và Hòa bình châu Á (APRC), với mục đích hỗ trợ giải quyết xung đột, khôi phục hòa bình và hòa giải ở khu vực châu Á cũng như trên toàn thế giới.
Cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surakiart Sathirathai, một trong những thành viên sáng lập, cho biết APRC là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp, ngoại giao bình tĩnh, đồng thuận và toàn diện, chỉ tham gia giải quyết xung đột khi các bên liên quan đề nghị hoặc cho phép.
Ưu tiên giải quyết của APRC là các điểm xung đột hiện hữu và tiềm tàng trong nội bộ và giữa các quốc gia ở khu vực châu Á, từ vấn đề sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới lãnh thổ, lãnh hải cho tới các xung đột chính trị.
Điều kiện để trở thành thành viên của APRC là công dân trên toàn cầu, không làm việc hoặc đại diện cho bất cứ chính phủ, quốc gia hay đảng phái chính trị nào. Ban thư ký APRC sẽ được đặt tại Thái Lan. Thông tin chi tiết về cơ cấu hoạt động của Hội sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Các thành viên sáng lập cho rằng APRC tập hợp các chính trị gia, học giả uyên bác, giàu kinh nghiệm về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trong khu vực, có thể cung cấp sự trợ giúp rộng rãi cho các bên để tìm kiếm hòa bình và hòa giải trong xung đột.
Cuộc họp trù bị thành lập Hội đồng hòa giải và hòa bình châu Á thu hút nhiều cựu chính khách, học giả nổi tiếng đến từ châu Á, châu Âu như cựu Tổng thống Timor Leste Jose Ramos Horta, cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Badawi, cựu Thủ tướng Pakistan Shaukat Aziz, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surakiart Sathirathai, cựu Phó thủ tướng Singapore Shumugam Jayakumar, cựu Thủ tướng Áo Alfred Gusenbauer và Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách và Luật pháp toàn cầu thuộc Đại học Harvard, ông David Kennedy./.
Cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surakiart Sathirathai, một trong những thành viên sáng lập, cho biết APRC là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp, ngoại giao bình tĩnh, đồng thuận và toàn diện, chỉ tham gia giải quyết xung đột khi các bên liên quan đề nghị hoặc cho phép.
Ưu tiên giải quyết của APRC là các điểm xung đột hiện hữu và tiềm tàng trong nội bộ và giữa các quốc gia ở khu vực châu Á, từ vấn đề sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới lãnh thổ, lãnh hải cho tới các xung đột chính trị.
Điều kiện để trở thành thành viên của APRC là công dân trên toàn cầu, không làm việc hoặc đại diện cho bất cứ chính phủ, quốc gia hay đảng phái chính trị nào. Ban thư ký APRC sẽ được đặt tại Thái Lan. Thông tin chi tiết về cơ cấu hoạt động của Hội sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Các thành viên sáng lập cho rằng APRC tập hợp các chính trị gia, học giả uyên bác, giàu kinh nghiệm về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trong khu vực, có thể cung cấp sự trợ giúp rộng rãi cho các bên để tìm kiếm hòa bình và hòa giải trong xung đột.
Cuộc họp trù bị thành lập Hội đồng hòa giải và hòa bình châu Á thu hút nhiều cựu chính khách, học giả nổi tiếng đến từ châu Á, châu Âu như cựu Tổng thống Timor Leste Jose Ramos Horta, cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Badawi, cựu Thủ tướng Pakistan Shaukat Aziz, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surakiart Sathirathai, cựu Phó thủ tướng Singapore Shumugam Jayakumar, cựu Thủ tướng Áo Alfred Gusenbauer và Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách và Luật pháp toàn cầu thuộc Đại học Harvard, ông David Kennedy./.
(TTXVN)