Ngày 3/12, tại UBND tỉnh Bình Dương, Tổng Cục dự trữ Nhà nước (Bộ Tài Chính) đã tổ chức công bố quyết định thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.
Đây là Cục Dự trữ Nhà nước khu vực cuối cùng trong số 22 Cục lưu trữ khu vực của cả nước đi vào hoạt động.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, việc thành lập và đưa Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ đi vào hoạt động là yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về dự trữ trong tình hình mới; phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trên các vùng kinh tế chiến lược của cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời đây cũng là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dữ trữ Nhà nước tại khu vực Đông Nam Bộ.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là cơ quan giúp Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, cũng như trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ chiến lược.
Đây là nguồn lực tài chính của Trung ương trên địa bàn, là lực lượng tại chỗ sẵn sàng đáp ứng cho các địa phương trong các trường hợp đột xuất và góp phần bình ổn theo yêu cầu của Chính phủ...
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí cũng nêu ra năm nội dung yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ phải quan tâm thực hiện như khẩn trương ổn định về tổ chức nhân sự; Cục phải tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ, tăng cuờng phối hợp chặt chẽ với Tổng cục và các cơ quan địa phương để giải quyết các khó khăn ban đầu trong hoạt động của Cục tại địa phương; Tổng cục chỉ đạo sâu sát công tác bàn giao về cơ sở vật chất cũng như hàng hóa hiện có giữa Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam bộ, hướng dẫn, chỉ đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam bộ tổ chức công tác nghiệp vụ, đặc biệt là quản lý tài chính-kế toán, nhập-xuất-bảo quản hàng hóa dự trữ, phân công cán bộ theo dõi cụ thể, tránh thất thoát hàng dự trữ; xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa trên địa bàn Đông Nam bộ phù hợp với điều kiện cụ thể trước mắt...
Tổng Cục Dự trữ Nhà nước rà soát các dự án kho tàng theo quy hoạch, đặc biệt chú ý đến kho tuyến 1, đề xuất phương án - kế hoạch xây mới và sửa chữa các kho hiện có, từng bước đáp ứng yêu cầu dự trữ chiến lược trên địa bàn; chủ động khảo sát, có chương trình, kế hoạch làm việc với cơ quan của địa phương, nhất là Bình Dương để chuẩn bị cho công tác xây dựng trụ sở làm việc và các kho Dự trữ Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới./.
Đây là Cục Dự trữ Nhà nước khu vực cuối cùng trong số 22 Cục lưu trữ khu vực của cả nước đi vào hoạt động.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, việc thành lập và đưa Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ đi vào hoạt động là yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về dự trữ trong tình hình mới; phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trên các vùng kinh tế chiến lược của cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời đây cũng là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dữ trữ Nhà nước tại khu vực Đông Nam Bộ.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là cơ quan giúp Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, cũng như trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ chiến lược.
Đây là nguồn lực tài chính của Trung ương trên địa bàn, là lực lượng tại chỗ sẵn sàng đáp ứng cho các địa phương trong các trường hợp đột xuất và góp phần bình ổn theo yêu cầu của Chính phủ...
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí cũng nêu ra năm nội dung yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ phải quan tâm thực hiện như khẩn trương ổn định về tổ chức nhân sự; Cục phải tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ, tăng cuờng phối hợp chặt chẽ với Tổng cục và các cơ quan địa phương để giải quyết các khó khăn ban đầu trong hoạt động của Cục tại địa phương; Tổng cục chỉ đạo sâu sát công tác bàn giao về cơ sở vật chất cũng như hàng hóa hiện có giữa Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam bộ, hướng dẫn, chỉ đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam bộ tổ chức công tác nghiệp vụ, đặc biệt là quản lý tài chính-kế toán, nhập-xuất-bảo quản hàng hóa dự trữ, phân công cán bộ theo dõi cụ thể, tránh thất thoát hàng dự trữ; xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa trên địa bàn Đông Nam bộ phù hợp với điều kiện cụ thể trước mắt...
Tổng Cục Dự trữ Nhà nước rà soát các dự án kho tàng theo quy hoạch, đặc biệt chú ý đến kho tuyến 1, đề xuất phương án - kế hoạch xây mới và sửa chữa các kho hiện có, từng bước đáp ứng yêu cầu dự trữ chiến lược trên địa bàn; chủ động khảo sát, có chương trình, kế hoạch làm việc với cơ quan của địa phương, nhất là Bình Dương để chuẩn bị cho công tác xây dựng trụ sở làm việc và các kho Dự trữ Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới./.
Quách Lắm (TTXVN)