Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm giao Bộ Y tế phối hợp với các bộ liên quan thành lập 8 đoàn liên ngành; tiến hành thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể tại 24 tỉnh, thành phố trọng điểm.
Ngày 2/4, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết đây là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân và hưởng ứng "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013" (15/4 - 15/5), qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, đặc biệt là an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
Các đoàn thanh tra liên ngành của trung ương sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra thực tế tại các cơ sở thực phẩm; tập trung vào các bếp ăn tập thể từ ngày 15/4 - 15/5/2013.
Tại các địa phương, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương yêu cầu các chủ doanh nghiệp, trường học, bệnh viện đánh giá tình hình thực hiện các qui định về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và ký cam kết chấp hành đầy đủ các qui định về bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời, kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
[Giảm 10% số vụ ngộ độc trong các bếp ăn tập thể]
Khi phát hiện vi phạm, các đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, có các vi phạm khác sẽ không được lưu thông trên thị trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm sẽ không được tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành và phát triển.
Nhiều nhà ăn, bếp ăn tập thể hàng ngày phục vụ hàng ngàn suất ăn cho công nhân và nguy cơ mất an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.
Chính vì vậy, các nội dung chính được thanh tra trong dịp này gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở, người lao động; giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động); hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với những sản phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn; nhãn sản phẩm hàng hóa thực phẩm; tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo; hồ sơ nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm; điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện về con người; các quy định khác của pháp luật có liên quan; lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm khi cần thiết./.
Ngày 2/4, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết đây là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân và hưởng ứng "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013" (15/4 - 15/5), qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, đặc biệt là an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
Các đoàn thanh tra liên ngành của trung ương sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra thực tế tại các cơ sở thực phẩm; tập trung vào các bếp ăn tập thể từ ngày 15/4 - 15/5/2013.
Tại các địa phương, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương yêu cầu các chủ doanh nghiệp, trường học, bệnh viện đánh giá tình hình thực hiện các qui định về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và ký cam kết chấp hành đầy đủ các qui định về bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời, kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
[Giảm 10% số vụ ngộ độc trong các bếp ăn tập thể]
Khi phát hiện vi phạm, các đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, có các vi phạm khác sẽ không được lưu thông trên thị trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm sẽ không được tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành và phát triển.
Nhiều nhà ăn, bếp ăn tập thể hàng ngày phục vụ hàng ngàn suất ăn cho công nhân và nguy cơ mất an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.
Chính vì vậy, các nội dung chính được thanh tra trong dịp này gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở, người lao động; giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động); hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với những sản phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn; nhãn sản phẩm hàng hóa thực phẩm; tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo; hồ sơ nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm; điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện về con người; các quy định khác của pháp luật có liên quan; lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm khi cần thiết./.
Thu Phương (TTXVN)