Trước tình hình giá các sản phẩm chăn nuôi thời gian gần đây liên tục tăng và tăng cao, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nguyên nhân và những giải pháp cho tình trạng này.
- Xin ông cho biết nguyên nhân của giá các sản phẩm chăn nuôi tăng cao như hiện nay?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Đúng là giá các sản phẩm chăn nuôi thời gian gần đây liên tục tăng và tăng cao. Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tăng từ 54,1- 71,2%, giá gà thịt công nghiệp tăng từ 47,9-102,2%, giá thịt bò hơi tăng gần 40%...
Có thể nhận định nguyên nhân của việc tăng giá là do chi phí đầu vào đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng như giá thức ăn, con giống, thuốc thú y, nhân công, điện… đã thiết lập mặt bằng giá mới. Hai là, do tình hình dịch bệnh thời gian vừa qua đã dẫn đến việc mất cân đối cung cầu tại một số thời điểm và một số vùng, địa phương, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm rõ rệt. Những hộ gia đình nuôi 1, 2 con lợn, 2, 3 con gà đã ngừng nuôi.
Theo báo cáo một số địa phương, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm khoảng 15-20%, tạo ra sự khan hiếm cục bộ, đẩy giá sản phẩm chăn nuôi tăng cao.
Nguyên nhân thứ ba và có thể khẳng định là nguyên nhân chính khiến giá sản phẩm chăn nuôi tăng cao là do khâu lưu thông phân phối sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập, phần lớn giá đầu ra sản phẩm chăn nuôi do thương lái quyết định, kể cả giá mua lẫn giá bán tạo ra sự chênh lệch lớn về giá thu mua tại chuồng và giá bán đến người tiêu dùng.
- Ông đánh giá thế nào về ngành chăn nuôi hiện nay?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như qua kiểm tra thực tế tại các địa phương, ước tính tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trên cả nước trong sáu tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 2,460 triệu tấn, tương đương 1,68 triệu tấn thịt xẻ và tăng 6,67% so với cùng kỳ năm 2010. Dự báo nguồn cung thịt lợn sản xuất trong nước sáu tháng cuối năm nay sẽ tăng khoảng 5% do hai tháng gần đây lợn giống cung ứng cho thị trường tăng khoảng 15-17% và nhu cầu tiêu dùng thịt các loại vào khoảng 1,7-1,8 triệu tấn thịt xẻ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta kiểm soát được dịch bệnh trên gia súc gia cầm thì các sản phẩm chăn nuôi hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dự báo tháng Tám, thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ thiết lập mặt bằng giá mới thấp hơn mặt bằng giá hiện nay từ 10-15% và có thể tiếp tục xuất hiện chiều hướng giảm từ cuối tháng Tám nhất là mặt hàng thịt lợn hơi.
- Vậy theo ông, giải pháp nào để bình ổn giá các sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như bình ổn giá các sản phẩm chăn nuôi, theo tôi, giải pháp ngắn hạn là các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tăng đàn, nhất là đàn thịt lợn, hỗ trợ các trang trại, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng với lãi suất ưu đãi. Tôi cho rằng với mặt bằng lãi suất như hiện nay, người chăn nuôi không chịu nổi để có thể tái đàn hay tăng đàn.
Vấn đề ưu tiên cấp điện cho các trang trại và khu vực chăn nuôi trong mùa hè cũng cần được các tỉnh chú trọng quan tâm. Đáng chú ý là các địa phương cần phối hợp với quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát thị trường lưu thông phân phối, có biện pháp chống gom hàng, tăng giá bất hợp lý… Bên cạnh đó, cần lập ngay quỹ bình ổn giá thịt lợn và tiếp tục duy trì chính sách bình ổn giá thực phẩm tại các địa phương như đã làm hiện nay.
Mặt khác, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, ổn định đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì giải pháp dài hạn là phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thịt lợn, tăng thịt gia cầm, ổn định gia súc ăn cỏ. Theo đó, các địa phương cần sớm quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa, trong đó ưu tiêu phát triển các trang trại gia cầm, hạn chế chăn nuôi lợn ở các vùng đông dân cư. Ngoài ra, cần sớm có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại gắn với cơ sở giết mổ công nghiệp cũng như tổ chức lại hệ thống dịch vụ phân phối sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ xây dựng kho lạnh cho bảo quản sản phẩm chăn nuôi khi sản xuất trong nước nhiều./.
- Xin ông cho biết nguyên nhân của giá các sản phẩm chăn nuôi tăng cao như hiện nay?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Đúng là giá các sản phẩm chăn nuôi thời gian gần đây liên tục tăng và tăng cao. Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tăng từ 54,1- 71,2%, giá gà thịt công nghiệp tăng từ 47,9-102,2%, giá thịt bò hơi tăng gần 40%...
Có thể nhận định nguyên nhân của việc tăng giá là do chi phí đầu vào đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng như giá thức ăn, con giống, thuốc thú y, nhân công, điện… đã thiết lập mặt bằng giá mới. Hai là, do tình hình dịch bệnh thời gian vừa qua đã dẫn đến việc mất cân đối cung cầu tại một số thời điểm và một số vùng, địa phương, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm rõ rệt. Những hộ gia đình nuôi 1, 2 con lợn, 2, 3 con gà đã ngừng nuôi.
Theo báo cáo một số địa phương, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm khoảng 15-20%, tạo ra sự khan hiếm cục bộ, đẩy giá sản phẩm chăn nuôi tăng cao.
Nguyên nhân thứ ba và có thể khẳng định là nguyên nhân chính khiến giá sản phẩm chăn nuôi tăng cao là do khâu lưu thông phân phối sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập, phần lớn giá đầu ra sản phẩm chăn nuôi do thương lái quyết định, kể cả giá mua lẫn giá bán tạo ra sự chênh lệch lớn về giá thu mua tại chuồng và giá bán đến người tiêu dùng.
- Ông đánh giá thế nào về ngành chăn nuôi hiện nay?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như qua kiểm tra thực tế tại các địa phương, ước tính tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trên cả nước trong sáu tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 2,460 triệu tấn, tương đương 1,68 triệu tấn thịt xẻ và tăng 6,67% so với cùng kỳ năm 2010. Dự báo nguồn cung thịt lợn sản xuất trong nước sáu tháng cuối năm nay sẽ tăng khoảng 5% do hai tháng gần đây lợn giống cung ứng cho thị trường tăng khoảng 15-17% và nhu cầu tiêu dùng thịt các loại vào khoảng 1,7-1,8 triệu tấn thịt xẻ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta kiểm soát được dịch bệnh trên gia súc gia cầm thì các sản phẩm chăn nuôi hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dự báo tháng Tám, thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ thiết lập mặt bằng giá mới thấp hơn mặt bằng giá hiện nay từ 10-15% và có thể tiếp tục xuất hiện chiều hướng giảm từ cuối tháng Tám nhất là mặt hàng thịt lợn hơi.
- Vậy theo ông, giải pháp nào để bình ổn giá các sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như bình ổn giá các sản phẩm chăn nuôi, theo tôi, giải pháp ngắn hạn là các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tăng đàn, nhất là đàn thịt lợn, hỗ trợ các trang trại, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng với lãi suất ưu đãi. Tôi cho rằng với mặt bằng lãi suất như hiện nay, người chăn nuôi không chịu nổi để có thể tái đàn hay tăng đàn.
Vấn đề ưu tiên cấp điện cho các trang trại và khu vực chăn nuôi trong mùa hè cũng cần được các tỉnh chú trọng quan tâm. Đáng chú ý là các địa phương cần phối hợp với quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát thị trường lưu thông phân phối, có biện pháp chống gom hàng, tăng giá bất hợp lý… Bên cạnh đó, cần lập ngay quỹ bình ổn giá thịt lợn và tiếp tục duy trì chính sách bình ổn giá thực phẩm tại các địa phương như đã làm hiện nay.
Mặt khác, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, ổn định đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì giải pháp dài hạn là phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thịt lợn, tăng thịt gia cầm, ổn định gia súc ăn cỏ. Theo đó, các địa phương cần sớm quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa, trong đó ưu tiêu phát triển các trang trại gia cầm, hạn chế chăn nuôi lợn ở các vùng đông dân cư. Ngoài ra, cần sớm có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại gắn với cơ sở giết mổ công nghiệp cũng như tổ chức lại hệ thống dịch vụ phân phối sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ xây dựng kho lạnh cho bảo quản sản phẩm chăn nuôi khi sản xuất trong nước nhiều./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)