Ấn phẩm "Tổng thư mục của Ngô Tất Tố" với 2.400 tác phẩm sẽ được Hội Nhà báo Việt Nam và Nhà xuất bàn Văn hóa Thông tin phát hành rộng rãi trên toàn quốc trong tháng Bảy tới.
Tiến sĩ Cao Đắc Điểm - một nhà nghiên cứu về nhà báo, nhà văn Ngô Tất Tố đồng thời cũng là con rể của ông cho biết: “Việc phát hành 2400 tác phẩm của Ngô Tất Tố từ ngày đầu sáng tác đến những năm cuối đời sẽ giúp bạn đọc nhìn nhận toàn diện về sự nghiệp văn học, báo chí cũng như công tác dịch giả của ông.”
Ông Điểm cũng tiết lộ: “Tôi muốn khẳng định lại sự nghiệp của tác giả Ngô Tất Tố bằng hiện thực, bằng việc làm cụ thể, chứ không chỉ bằng chữ nghĩa. Vì thế sẽ có tất cả các hình ảnh để nói lên sáng tác của cụ Tố từ trước đến nay trên tất cả các lĩnh vực báo chí, văn học với các chủ đề và các thông điệp gửi lại cho bạn đọc.”
Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945, ông còn là một nhà báo nổi tiếng. Trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài báo cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh khác nhau như Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
Ông viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần.
“Nhà văn tin cậy của nhân dân” này đã từng viết bài cho rất nhiều báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn...
Di sản báo chí của Ngô Tất Tố đã trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toàn diện và trung thực xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX./.
Tiến sĩ Cao Đắc Điểm - một nhà nghiên cứu về nhà báo, nhà văn Ngô Tất Tố đồng thời cũng là con rể của ông cho biết: “Việc phát hành 2400 tác phẩm của Ngô Tất Tố từ ngày đầu sáng tác đến những năm cuối đời sẽ giúp bạn đọc nhìn nhận toàn diện về sự nghiệp văn học, báo chí cũng như công tác dịch giả của ông.”
Ông Điểm cũng tiết lộ: “Tôi muốn khẳng định lại sự nghiệp của tác giả Ngô Tất Tố bằng hiện thực, bằng việc làm cụ thể, chứ không chỉ bằng chữ nghĩa. Vì thế sẽ có tất cả các hình ảnh để nói lên sáng tác của cụ Tố từ trước đến nay trên tất cả các lĩnh vực báo chí, văn học với các chủ đề và các thông điệp gửi lại cho bạn đọc.”
Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945, ông còn là một nhà báo nổi tiếng. Trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài báo cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh khác nhau như Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
Ông viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần.
“Nhà văn tin cậy của nhân dân” này đã từng viết bài cho rất nhiều báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn...
Di sản báo chí của Ngô Tất Tố đã trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toàn diện và trung thực xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX./.
Mai Anh (Vietnam+)