Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2012 của Hà Nội giảm 0,17% so với tháng trước và tăng 6,32% so cùng kỳ năm 2011.
Trong rổ hàng hóa tháng này của Hà Nội, duy nhất nhóm hàng bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục giữ nguyên so với tháng trước, 10 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá dao động tăng, giảm rõ rệt.
Ba nhóm hàng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông có chỉ số giá giảm với mức tương ứng lần lượt là 0,05%, 1,86% và 1,73%.
Bảy nhóm hàng gồm: đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; hàng hóa và dịch vụ khác; văn hóa, giải trí và du lịch; giáo dục đều có chỉ số giá tăng; trong đó, dẫn đầu là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép, khi vượt tới 1,35% so tháng trước, các nhóm hàng còn lại tăng dưới 1%.
Đánh giá về mức tăng, giảm của 11 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá giảm rõ rệt trong tháng 6 là do tác động từ xu hướng giảm của giá lương thực do các tỉnh phía Nam được mùa, nguồn cung dồi dào; giá thịt lợn giảm do vào mùa hè lượng tiêu thụ từ các bếp ăn phục vụ học sinh, sinh viên giảm mạnh.
Đồng thời, tâm lý người tiêu dùng vẫn e ngại với thông tin thịt lợn siêu nạc bị nhiễm hóa chất. Về các mặt hàng còn lại, một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép mùa hè có xu hướng tăng nhẹ do tính thời vụ. Giá gas và giá xăng dầu giảm do ảnh hưởng của việc giảm giá các mặt hàng này trên thế giới.
Phân tích về giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm nay, các chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định, nếu 3 tháng đầu năm, chỉ số giá tăng liên tục thì sang tháng 4, chỉ số giá đã giảm so với tháng trước, khiến tình hình giá cả đã hạ nhiệt hơn nhiều so với trước.
Hiện nay, tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 6 tháng đầu năm nay là 0,42%/tháng, còn chỉ số giá bình quân 6 tháng năm 2012 so cùng kỳ tăng 11,38% (năm 2011 tốc độ này là 15,7%).
Dù không tính vào CPI nhưng tháng 6, chỉ số giá vàng giảm 2,69% so với tháng trước, song tăng 8,60% so cùng kỳ. Trái với chỉ số giá vàng, chỉ số giá USD tháng này tăng nhẹ ở mức 0,25% so với tháng trước và tăng 1,26% so cùng kỳ năm 2011./.
Trong rổ hàng hóa tháng này của Hà Nội, duy nhất nhóm hàng bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục giữ nguyên so với tháng trước, 10 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá dao động tăng, giảm rõ rệt.
Ba nhóm hàng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông có chỉ số giá giảm với mức tương ứng lần lượt là 0,05%, 1,86% và 1,73%.
Bảy nhóm hàng gồm: đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; hàng hóa và dịch vụ khác; văn hóa, giải trí và du lịch; giáo dục đều có chỉ số giá tăng; trong đó, dẫn đầu là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép, khi vượt tới 1,35% so tháng trước, các nhóm hàng còn lại tăng dưới 1%.
Đánh giá về mức tăng, giảm của 11 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá giảm rõ rệt trong tháng 6 là do tác động từ xu hướng giảm của giá lương thực do các tỉnh phía Nam được mùa, nguồn cung dồi dào; giá thịt lợn giảm do vào mùa hè lượng tiêu thụ từ các bếp ăn phục vụ học sinh, sinh viên giảm mạnh.
Đồng thời, tâm lý người tiêu dùng vẫn e ngại với thông tin thịt lợn siêu nạc bị nhiễm hóa chất. Về các mặt hàng còn lại, một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép mùa hè có xu hướng tăng nhẹ do tính thời vụ. Giá gas và giá xăng dầu giảm do ảnh hưởng của việc giảm giá các mặt hàng này trên thế giới.
Phân tích về giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm nay, các chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định, nếu 3 tháng đầu năm, chỉ số giá tăng liên tục thì sang tháng 4, chỉ số giá đã giảm so với tháng trước, khiến tình hình giá cả đã hạ nhiệt hơn nhiều so với trước.
Hiện nay, tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 6 tháng đầu năm nay là 0,42%/tháng, còn chỉ số giá bình quân 6 tháng năm 2012 so cùng kỳ tăng 11,38% (năm 2011 tốc độ này là 15,7%).
Dù không tính vào CPI nhưng tháng 6, chỉ số giá vàng giảm 2,69% so với tháng trước, song tăng 8,60% so cùng kỳ. Trái với chỉ số giá vàng, chỉ số giá USD tháng này tăng nhẹ ở mức 0,25% so với tháng trước và tăng 1,26% so cùng kỳ năm 2011./.
Anh Tùng (TTXVN)