Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2012 của Hà Nội tăng 0,16% so tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong rổ hàng hóa tháng này của Hà Nội, ngoại trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông giữ nguyên so với tháng trước thì các nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá dao động tăng, giảm rõ rệt.
Theo đó, nếu 2 nhóm hàng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số giá giảm với mức tương ứng lần lượt là 0,24% và 1,03%, thì 8 nhóm hàng gồm: Đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; hàng hóa và dịch vụ khác; văn hóa, giải trí và du lịch; giao thông; giáo dục đều có chỉ số giá tăng; trong đó, riêng hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng cao nhất là 2,75%, tiếp theo là nhóm giao thông với 1,32%, các nhóm còn lại đều tăng dưới 1%.
Đánh giá về chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét rằng, CPI tháng 5 chịu tác động lớn từ xu hướng giá tăng ở hai nhóm hàng giao thông và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác. Cụ thể, đợt tăng giá xăng dầu ngày 20/4 ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số giá tháng này, dù được hạn chế bởi lần giảm giá ngày 9/5 nhưng vẫn làm chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,32%.
Còn với nhóm hàng hóa, dịch vụ khác, nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số giá nhóm này tăng mạnh là do từ ngày 1/5 vừa qua, mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ lễ dài ngày vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 cũng góp phần làm tăng chỉ số giá của nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là giá gạo và các loại rau tiếp tục giảm, đã kéo chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm rõ rệt trong tháng này. Nguyên nhân do nguồn cung khá dồi dào, cũng như sự sát sao của thành phố trong công tác bình ổn giá. Ví dụ như tháng này, giá gạo Khang dân dao động từ 12.000-12.500 đồng/kg, gạo xi dẻo 13.000-13.500 đồng/kg, gạo Tám Hải hậu 19.000-20.000 đồng/kg, các loại rau vụ xuân, giá bắp cải chỉ còn từ 5.000-6000 đồng/kg, cà chua 13.000-14.000 đồng/kg.
Dù không tính vào CPI nhưng tháng 5, chỉ số giá vàng giảm 1,76% so với tháng trước, song tăng 11,82% so cùng kỳ. Còn chỉ số giá USD vẫn giữ nguyên trong tháng này, nhưng tăng nhẹ: 0,62% so cùng kỳ năm 2011./.
Trong rổ hàng hóa tháng này của Hà Nội, ngoại trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông giữ nguyên so với tháng trước thì các nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá dao động tăng, giảm rõ rệt.
Theo đó, nếu 2 nhóm hàng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số giá giảm với mức tương ứng lần lượt là 0,24% và 1,03%, thì 8 nhóm hàng gồm: Đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; hàng hóa và dịch vụ khác; văn hóa, giải trí và du lịch; giao thông; giáo dục đều có chỉ số giá tăng; trong đó, riêng hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng cao nhất là 2,75%, tiếp theo là nhóm giao thông với 1,32%, các nhóm còn lại đều tăng dưới 1%.
Đánh giá về chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét rằng, CPI tháng 5 chịu tác động lớn từ xu hướng giá tăng ở hai nhóm hàng giao thông và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác. Cụ thể, đợt tăng giá xăng dầu ngày 20/4 ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số giá tháng này, dù được hạn chế bởi lần giảm giá ngày 9/5 nhưng vẫn làm chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,32%.
Còn với nhóm hàng hóa, dịch vụ khác, nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số giá nhóm này tăng mạnh là do từ ngày 1/5 vừa qua, mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ lễ dài ngày vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 cũng góp phần làm tăng chỉ số giá của nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là giá gạo và các loại rau tiếp tục giảm, đã kéo chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm rõ rệt trong tháng này. Nguyên nhân do nguồn cung khá dồi dào, cũng như sự sát sao của thành phố trong công tác bình ổn giá. Ví dụ như tháng này, giá gạo Khang dân dao động từ 12.000-12.500 đồng/kg, gạo xi dẻo 13.000-13.500 đồng/kg, gạo Tám Hải hậu 19.000-20.000 đồng/kg, các loại rau vụ xuân, giá bắp cải chỉ còn từ 5.000-6000 đồng/kg, cà chua 13.000-14.000 đồng/kg.
Dù không tính vào CPI nhưng tháng 5, chỉ số giá vàng giảm 1,76% so với tháng trước, song tăng 11,82% so cùng kỳ. Còn chỉ số giá USD vẫn giữ nguyên trong tháng này, nhưng tăng nhẹ: 0,62% so cùng kỳ năm 2011./.
Anh Tùng (TTXVN)