Đêm. Hà Nội tĩnh lặng. Nhà nhà chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là lúc những người làm nghề phát hành báo chí bắt đầu bước vào guồng làm việc của một ngày mới.
Nhìn nụ cười hài lòng của chị Hoài Thu, người đã gắn bó gần hai mươi năm với công việc này tại Công ty Phát hành báo chí Trung ương, khi hướng ánh nhìn về những chuyến xe chở những túi báo đi các nơi, chúng tôi hiểu rằng: mỗi tờ báo đến với người đọc không chỉ là sản phẩm trí tuệ của một tập thể làm báo mà còn là hiện thân cho nỗi nhọc nhằn, vất vả của những người phụ trách khâu phát hành.
Lấy đêm làm ngày
“Lâu nay, chúng tôi vẫn được gọi là những kẻ sống ‘ngược đời,’ ‘lấy đêm làm ngày’ bởi khoảng thời gian từ 12 giờ đêm tới 6 giờ sáng là lúc chúng tôi phải làm việc tốc lực nhất,” chị Thu vui vẻ chia sẻ.
“Ở đâu cũng vậy thôi, tất cả những người làm công việc phát hành báo chí đều phải chạy đua với thời gian,” chị nói thêm. Thông thường, mỗi ngày, nhân viên phát hành ở công ty chị phải đóng khoảng 2.000 túi báo để gửi đi các tỉnh, ước tính khoảng trên dưới ba triệu bản ấn phẩm.
Bốn giờ sáng, trong sân và ngoài cổng nhà in Tạp chí Cộng sản tấp nập người và xe. Trời chưa sáng rõ mặt người, đội quân phát hành cần mẫn làm việc. Tay thoăn thoắt lồng báo vào bao. Câu chuyện giữa họ dường như chỉ là những câu nói thông báo số lượng ấn phẩm.
“Trong khoảng từ 3 giờ đến tầm 6 giờ, không khí nhộn nhịp nhất với việc giao nhận báo,” một nhân viên của nhà in chia sẻ. Đôi mắt, thể lực đã quá quen với việc thức đêm, những người làm nghề phát hành báo đều phải quen với việc chạy đua thời gian lúc cao điểm đó.
Vừa thoăn thoắt phân loại, lồng trang quảng cáo vào trang nội dung, chị Hoa vừa nói: “Công việc này yêu cầu phải nhanh, nhiều khi như vắt chân lên cổ mà chạy! Nhanh nhưng lại phải chuẩn, không được để nhầm lẫn và nhàu nát vì như thế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến người đọc.”
Anh Nghị, người phụ trách phát hành của báo Thời đại cho biết: “Những hôm báo ra, tôi thường có mặt ở nhà in từ nửa đêm nhưng nếu muốn nói một vài câu chuyện phiếm hay đơn giản là hỏi thăm anh em một vài câu cũng rất khó bởi họ quá tất bật với công việc và hầu như không ngẩng lên trò chuyện với ai. Giả sử hôm nào, có báo bất ngờ thay đổi thiết kế trang thì mọi người ở đây cứ phải gọi là… xoay như chong chóng.”
Buồn vui với nghề
Để tờ báo đến được với độc giả kịp thời, vận chuyển là khâu đòi hỏi sự chạy đua thời gian không kém. Theo anh Hoàng Phán, nhân viên vận chuyển tuyến Hà Nội-Lào Cai của Công ty Phát hành báo chí Trung ương, hành trình của các anh thường bắt đầu từ tờ mờ sáng. Những chiếc xe xuyên đêm, bất chấp mọi sự khắc nghiệt của thời tiết.
Ánh mắt đăm chiêu nhìn ra xa, anh nói: “Sợ nhất là những hôm mưa bão. Có khi không ra được khỏi Hà Nội vì đường biến thành… sông. Báo chí cũng có tính ‘mùa vụ’ lắm chứ. Những khi đang mùa World Cup, Euro,… hay xảy ra các vấn đề thời sự nóng bỏng, bạn đọc đang hồi hộp theo dõi thông tin mà mình không đưa được báo đến đúng giờ thì cũng cảm thấy áy náy lắm chứ.”
Tuy nhiên, theo anh Phán, vất vả nhất vẫn là cung đường Hà Nội-Đà Nẵng, thường phải kéo dài từ 2-3 giờ sáng đến 2-3 giờ chiều. Căng thẳng, mệt mỏi luôn thường trực, chưa kể đến những sự cố khác có thể phát sinh bất cứ lúc nào.
Vất vả, nắng mưa dãi dầu là thế nhưng thu nhập mỗi tháng cũng chỉ được vài ba triệu.
Hơn mười năm lăn lộn với nghề, mái tóc đã điểm sương nhưng ngày nào cũng vậy, bất kể nắng hay mưa, cứ 4 giờ sáng, cô Thanh Nhàn, chủ một đại lý phát hành báo chí ở Cầu Giấy lại làm một “chuyến” lên Đinh Lễ trực tiếp lấy báo.
“Chịu khó dậy sớm, đi xa một chút nhưng ‘như thế mới là báo chí,’ chứ ngồi đợi đến 7, 8 giờ, người của các kênh phân phối mang báo tới thì còn gì là… hot,” cô tếu táo nói.
Ngày ngày cần mẫn với công việc, cô Nhàn tâm sự: “Lấy công làm lãi thôi! Thỉnh thoảng có người dừng xe, mua tờ báo và nói ‘cảm ơn bác! Nhờ bác mà chúng tôi có báo sớm để đọc’ cũng khiến mình thấy được động viên."
Dòng đời vẫn tấp nập ngược xuôi, xe cộ ồn ào, náo nhiệt. Những người làm công việc phát hành báo chí vẫn tất bật với công việc thường nhật. Công việc thầm lặng, họ gần như “vô danh” nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày./.
Nhìn nụ cười hài lòng của chị Hoài Thu, người đã gắn bó gần hai mươi năm với công việc này tại Công ty Phát hành báo chí Trung ương, khi hướng ánh nhìn về những chuyến xe chở những túi báo đi các nơi, chúng tôi hiểu rằng: mỗi tờ báo đến với người đọc không chỉ là sản phẩm trí tuệ của một tập thể làm báo mà còn là hiện thân cho nỗi nhọc nhằn, vất vả của những người phụ trách khâu phát hành.
Lấy đêm làm ngày
“Lâu nay, chúng tôi vẫn được gọi là những kẻ sống ‘ngược đời,’ ‘lấy đêm làm ngày’ bởi khoảng thời gian từ 12 giờ đêm tới 6 giờ sáng là lúc chúng tôi phải làm việc tốc lực nhất,” chị Thu vui vẻ chia sẻ.
“Ở đâu cũng vậy thôi, tất cả những người làm công việc phát hành báo chí đều phải chạy đua với thời gian,” chị nói thêm. Thông thường, mỗi ngày, nhân viên phát hành ở công ty chị phải đóng khoảng 2.000 túi báo để gửi đi các tỉnh, ước tính khoảng trên dưới ba triệu bản ấn phẩm.
Bốn giờ sáng, trong sân và ngoài cổng nhà in Tạp chí Cộng sản tấp nập người và xe. Trời chưa sáng rõ mặt người, đội quân phát hành cần mẫn làm việc. Tay thoăn thoắt lồng báo vào bao. Câu chuyện giữa họ dường như chỉ là những câu nói thông báo số lượng ấn phẩm.
“Trong khoảng từ 3 giờ đến tầm 6 giờ, không khí nhộn nhịp nhất với việc giao nhận báo,” một nhân viên của nhà in chia sẻ. Đôi mắt, thể lực đã quá quen với việc thức đêm, những người làm nghề phát hành báo đều phải quen với việc chạy đua thời gian lúc cao điểm đó.
Vừa thoăn thoắt phân loại, lồng trang quảng cáo vào trang nội dung, chị Hoa vừa nói: “Công việc này yêu cầu phải nhanh, nhiều khi như vắt chân lên cổ mà chạy! Nhanh nhưng lại phải chuẩn, không được để nhầm lẫn và nhàu nát vì như thế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến người đọc.”
Anh Nghị, người phụ trách phát hành của báo Thời đại cho biết: “Những hôm báo ra, tôi thường có mặt ở nhà in từ nửa đêm nhưng nếu muốn nói một vài câu chuyện phiếm hay đơn giản là hỏi thăm anh em một vài câu cũng rất khó bởi họ quá tất bật với công việc và hầu như không ngẩng lên trò chuyện với ai. Giả sử hôm nào, có báo bất ngờ thay đổi thiết kế trang thì mọi người ở đây cứ phải gọi là… xoay như chong chóng.”
Buồn vui với nghề
Để tờ báo đến được với độc giả kịp thời, vận chuyển là khâu đòi hỏi sự chạy đua thời gian không kém. Theo anh Hoàng Phán, nhân viên vận chuyển tuyến Hà Nội-Lào Cai của Công ty Phát hành báo chí Trung ương, hành trình của các anh thường bắt đầu từ tờ mờ sáng. Những chiếc xe xuyên đêm, bất chấp mọi sự khắc nghiệt của thời tiết.
Ánh mắt đăm chiêu nhìn ra xa, anh nói: “Sợ nhất là những hôm mưa bão. Có khi không ra được khỏi Hà Nội vì đường biến thành… sông. Báo chí cũng có tính ‘mùa vụ’ lắm chứ. Những khi đang mùa World Cup, Euro,… hay xảy ra các vấn đề thời sự nóng bỏng, bạn đọc đang hồi hộp theo dõi thông tin mà mình không đưa được báo đến đúng giờ thì cũng cảm thấy áy náy lắm chứ.”
Tuy nhiên, theo anh Phán, vất vả nhất vẫn là cung đường Hà Nội-Đà Nẵng, thường phải kéo dài từ 2-3 giờ sáng đến 2-3 giờ chiều. Căng thẳng, mệt mỏi luôn thường trực, chưa kể đến những sự cố khác có thể phát sinh bất cứ lúc nào.
Vất vả, nắng mưa dãi dầu là thế nhưng thu nhập mỗi tháng cũng chỉ được vài ba triệu.
Hơn mười năm lăn lộn với nghề, mái tóc đã điểm sương nhưng ngày nào cũng vậy, bất kể nắng hay mưa, cứ 4 giờ sáng, cô Thanh Nhàn, chủ một đại lý phát hành báo chí ở Cầu Giấy lại làm một “chuyến” lên Đinh Lễ trực tiếp lấy báo.
“Chịu khó dậy sớm, đi xa một chút nhưng ‘như thế mới là báo chí,’ chứ ngồi đợi đến 7, 8 giờ, người của các kênh phân phối mang báo tới thì còn gì là… hot,” cô tếu táo nói.
Ngày ngày cần mẫn với công việc, cô Nhàn tâm sự: “Lấy công làm lãi thôi! Thỉnh thoảng có người dừng xe, mua tờ báo và nói ‘cảm ơn bác! Nhờ bác mà chúng tôi có báo sớm để đọc’ cũng khiến mình thấy được động viên."
Dòng đời vẫn tấp nập ngược xuôi, xe cộ ồn ào, náo nhiệt. Những người làm công việc phát hành báo chí vẫn tất bật với công việc thường nhật. Công việc thầm lặng, họ gần như “vô danh” nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày./.
Phương Mai (Vietnam+)