Bà Amal Basha, Giám đốc của tổ chức phi chính phủ Arabic Sisters Forum, cho biết một bé gái 11 tuổi, sống tại tỉnh Hajja, phía Bắc Sanaa, thủ đô Yemen, ngày 13/4 đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sau khi phải chịu đựng bạo lực tình dục từ phía người chồng của mình.
Trước đó, ngày 2/4 cũng tại tỉnh này, một bé gái 13 tuổi đã tử vong do những vết thương sau lần đầu quan hệ với chồng mới cưới, chỉ bốn ngày sau khi bị ép buộc kết hôn với một thanh niên 24 tuổi. Hiện chú rể đang bị tạm giam.
Theo một nghiên cứu do Tổ chức Save the Children thực hiện năm 2007, 52% thiếu nữ Yemen lập gia đình trước tuổi 18, trong khi đó đối với con trai chỉ là 6,7%.
Luật pháp quy định độ tuổi tối thiểu để hôn nhân là 15 đối với cả nam và nữ và hôn nhân cần phải nhận được sự chấp thuận của cô dâu. Tuy nhiên, cả hai điều kiện này chỉ mang tính lý thuyết. Bộ Các vấn đề xã hội Yemen cho biết 1/4 phụ nữ nước này kết hôn trước 15 tuổi.
Một số thiếu nữ thì lập gia đình ngay cả khi họ chưa đến tuổi dậy thì.
Hôn nhân sắp đặt cho các cô gái trẻ là xu hướng phổ biến ở Yemen cũng như tại Trung Đông. Cái chết của bé gái trên gây được sự chú ý của các nhóm hoạt động vì nhân quyền quốc tế. Các tổ chức xã hội này đã gây sức ép lên chính quyền Yemen khi để những đám cưới trẻ em đó diễn ra.
Tháng 2/2009, một dự luật quy định độ tuổi tối thiểu được kết hôn tại Yemen đã được thông qua, theo đó tuổi kết hôn đối với nữ là 17 tuổi trở lên và nam từ 18 tuổi trở lên.
Nhưng dự luật này, dù nhận được sự ủng hộ tích cực của các tổ chức nhân quyền, đã vấp phải sự chống đối từ phe bảo thủ và từ phía những giáo sỹ đạo Hồi.
Họ yêu cầu Quốc hội phải xem xét lại dự luật và kêu gọi hàng nghìn phụ nữ nước này tập hợp trước cửa Quốc hội để phản đối dự luật trên.
Một nhóm giới chức Hồi giáo cao cấp của nước này đã tuyên bố những ai ủng hộ lệnh cấm kết hôn trẻ em đều bị xem là kẻ phản bội.
Những người phụ nữ trên mặc bộ đồ burqua (trang phục truyền thống của phụ nữ đạo Hồi) tay cầm kinh Coran và giơ cao biểu ngữ: "Không được loại bỏ những gì mà Thánh Allah đã cho phép." Theo họ, không được quy định độ tuổi kết hôn, vì đạo Hồi không làm điều này và nhà tiên tri Mahomet đã lấy Aïcha khi cô bé này mới được 9 tuổi.
Bộ luật trên sau đó đã được gửi về Ủy ban lập pháp của Quốc hội để xem xét lại bởi có ý kiến cho rằng quy định đó chống lại đạo Hồi. Ủy ban lập pháp sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng này.
Sự nghèo đói thường dẫn tới những đám cưới của lũ trẻ bởi ở Yemen, một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 900 USD một năm. Làm đám cưới cho các em gái cũng có nghĩa là... bớt đi một miệng ăn trong gia đình.
Những cô dâu trẻ con thường không được đến trường.
Theo UNDP, tỷ lệ các bé gái mù chữ tại Yemen lên đến 65,3%. Việc các bé gái bị ép buộc kết hôn sớm cũng góp phần vào duy trì tỷ lệ sinh đẻ của nước này rất cao (trung bình mỗi phụ nữ có 6 con). Điều này giải thích vì sao Yemen là nước duy nhất trong khu vực không trải qua giai đoạn chuyển tiếp dân số./.
Trước đó, ngày 2/4 cũng tại tỉnh này, một bé gái 13 tuổi đã tử vong do những vết thương sau lần đầu quan hệ với chồng mới cưới, chỉ bốn ngày sau khi bị ép buộc kết hôn với một thanh niên 24 tuổi. Hiện chú rể đang bị tạm giam.
Theo một nghiên cứu do Tổ chức Save the Children thực hiện năm 2007, 52% thiếu nữ Yemen lập gia đình trước tuổi 18, trong khi đó đối với con trai chỉ là 6,7%.
Luật pháp quy định độ tuổi tối thiểu để hôn nhân là 15 đối với cả nam và nữ và hôn nhân cần phải nhận được sự chấp thuận của cô dâu. Tuy nhiên, cả hai điều kiện này chỉ mang tính lý thuyết. Bộ Các vấn đề xã hội Yemen cho biết 1/4 phụ nữ nước này kết hôn trước 15 tuổi.
Một số thiếu nữ thì lập gia đình ngay cả khi họ chưa đến tuổi dậy thì.
Hôn nhân sắp đặt cho các cô gái trẻ là xu hướng phổ biến ở Yemen cũng như tại Trung Đông. Cái chết của bé gái trên gây được sự chú ý của các nhóm hoạt động vì nhân quyền quốc tế. Các tổ chức xã hội này đã gây sức ép lên chính quyền Yemen khi để những đám cưới trẻ em đó diễn ra.
Tháng 2/2009, một dự luật quy định độ tuổi tối thiểu được kết hôn tại Yemen đã được thông qua, theo đó tuổi kết hôn đối với nữ là 17 tuổi trở lên và nam từ 18 tuổi trở lên.
Nhưng dự luật này, dù nhận được sự ủng hộ tích cực của các tổ chức nhân quyền, đã vấp phải sự chống đối từ phe bảo thủ và từ phía những giáo sỹ đạo Hồi.
Họ yêu cầu Quốc hội phải xem xét lại dự luật và kêu gọi hàng nghìn phụ nữ nước này tập hợp trước cửa Quốc hội để phản đối dự luật trên.
Một nhóm giới chức Hồi giáo cao cấp của nước này đã tuyên bố những ai ủng hộ lệnh cấm kết hôn trẻ em đều bị xem là kẻ phản bội.
Những người phụ nữ trên mặc bộ đồ burqua (trang phục truyền thống của phụ nữ đạo Hồi) tay cầm kinh Coran và giơ cao biểu ngữ: "Không được loại bỏ những gì mà Thánh Allah đã cho phép." Theo họ, không được quy định độ tuổi kết hôn, vì đạo Hồi không làm điều này và nhà tiên tri Mahomet đã lấy Aïcha khi cô bé này mới được 9 tuổi.
Bộ luật trên sau đó đã được gửi về Ủy ban lập pháp của Quốc hội để xem xét lại bởi có ý kiến cho rằng quy định đó chống lại đạo Hồi. Ủy ban lập pháp sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng này.
Sự nghèo đói thường dẫn tới những đám cưới của lũ trẻ bởi ở Yemen, một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 900 USD một năm. Làm đám cưới cho các em gái cũng có nghĩa là... bớt đi một miệng ăn trong gia đình.
Những cô dâu trẻ con thường không được đến trường.
Theo UNDP, tỷ lệ các bé gái mù chữ tại Yemen lên đến 65,3%. Việc các bé gái bị ép buộc kết hôn sớm cũng góp phần vào duy trì tỷ lệ sinh đẻ của nước này rất cao (trung bình mỗi phụ nữ có 6 con). Điều này giải thích vì sao Yemen là nước duy nhất trong khu vực không trải qua giai đoạn chuyển tiếp dân số./.
Thanh Bình (Vietnam+)