Tiến trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang xuất hiện những dấu hiệu khả quan xen lẫn tiêu cực từ cán cân buôn bán với nước ngoài tới thị trường lao động và lĩnh vực dịch vụ xã hội.
Phóng viên TTXVN tại Wasington dẫn báo cáo công bố ngày 3/7 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng Năm vừa qua, cán cân xuất nhập khẩu của nước này bị thâm hụt lớn nhất trong vòng sáu tháng qua.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng chỉ đạt 187,1 tỷ USD, giảm 0,3% so với tháng Tư. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu lại tăng 1,9%, đạt 232,1 tỷ USD. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu 45 tỷ USD trong tháng Năm là mức cao nhất kể từ tháng 11/2012 và tăng tới 12,1% so với mức thâm hụt 40,2 tỷ USD trong tháng Tư.
Tổng thâm hụt buôn bán của Mỹ trong tài khóa 2013, tính từ tháng 10/2012, là 501,2 tỷ USD, thấp hơn so với mức thâm hụt 534,7 tỷ cùng kỳ tài khóa 2012. Một nguyên nhân làm tăng thâm hụt buôn bán trong tháng 5/2013 là do kim ngạch nhập khẩu ôtô và linh kiện ôtô tăng tới 3,1%, đạt 26 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu xe ôtô và linh kiện phụ tùng xe ôtô tăng ở mức kỷ lục, tới 4,4%, nhưng cũng chỉ đạt 13,1 tỷ USD.
Nguyên nhân lớn thứ hai làm tăng mức thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu là do xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Mỹ ra thị trường nước ngoài chỉ đạt 9,8 tỷ USD, thấp nhất kể từ tháng 9/2010 do ba mặt hàng chủ lực là lúa mỳ, đậu nành và ngô đều giảm.
Nhập khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng Năm tăng 4,4%, đạt 30,9 tỷ USD. Với cán cân xuất nhập khẩu trong vài tháng qua, các chuyên gia dự báo tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong Quý II/2013 có thể chỉ đạt từ 1,5% đến 2,0% so với mức tăng 1,8% trong Quý I.
Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang thị trường 27 nước Liên minh châu Âu trong tháng Năm tăng 6,4% nhưng trong 5 tháng đầu năm 2013 lại giảm 6,3%, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ kéo dài tại châu lục này.
Thâm hụt buôn bán của Mỹ trong tháng Năm với Trung Quốc tăng vọt 15,6%, lên 27,9 tỷ USD, gần bằng mức cao kỷ lục trong tháng 11/2012. Thâm hụt buôn bán của Mỹ với Trung Quốc từ đầu năm tới nay vẫn là cao nhất, tăng 3% so với cùng kỳ 2012. Mức thâm hụt buôn bán ngày càng mở rộng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ trở thành một trong những chủ đề lớn trong cuộc đối thoại kinh tế-chiến lược Mỹ-Trung, dự kiến diễn ra tại thủ đô Wasington trong hai ngày 10-11/7 tới.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo thị trường việc làm của nước này trong tháng Sáu tiếp tục có sự cải thiện với 188.000 việc làm mới được tạo ra so với 134.000 việc làm trong tháng Năm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp chung trong công nhân Mỹ vào tháng Sáu xuống 7,5% so với 7,6% trong tháng Năm. Chỉ số hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trong tháng Sáu chỉ ở mức 52,2 điểm so với 53,7 điểm trong tháng Năm. Đây là chỉ số hoạt động thấp nhất trong lĩnh vực này kể từ tháng 2/2010./.
Phóng viên TTXVN tại Wasington dẫn báo cáo công bố ngày 3/7 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng Năm vừa qua, cán cân xuất nhập khẩu của nước này bị thâm hụt lớn nhất trong vòng sáu tháng qua.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng chỉ đạt 187,1 tỷ USD, giảm 0,3% so với tháng Tư. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu lại tăng 1,9%, đạt 232,1 tỷ USD. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu 45 tỷ USD trong tháng Năm là mức cao nhất kể từ tháng 11/2012 và tăng tới 12,1% so với mức thâm hụt 40,2 tỷ USD trong tháng Tư.
Tổng thâm hụt buôn bán của Mỹ trong tài khóa 2013, tính từ tháng 10/2012, là 501,2 tỷ USD, thấp hơn so với mức thâm hụt 534,7 tỷ cùng kỳ tài khóa 2012. Một nguyên nhân làm tăng thâm hụt buôn bán trong tháng 5/2013 là do kim ngạch nhập khẩu ôtô và linh kiện ôtô tăng tới 3,1%, đạt 26 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu xe ôtô và linh kiện phụ tùng xe ôtô tăng ở mức kỷ lục, tới 4,4%, nhưng cũng chỉ đạt 13,1 tỷ USD.
Nguyên nhân lớn thứ hai làm tăng mức thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu là do xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Mỹ ra thị trường nước ngoài chỉ đạt 9,8 tỷ USD, thấp nhất kể từ tháng 9/2010 do ba mặt hàng chủ lực là lúa mỳ, đậu nành và ngô đều giảm.
Nhập khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng Năm tăng 4,4%, đạt 30,9 tỷ USD. Với cán cân xuất nhập khẩu trong vài tháng qua, các chuyên gia dự báo tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong Quý II/2013 có thể chỉ đạt từ 1,5% đến 2,0% so với mức tăng 1,8% trong Quý I.
Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang thị trường 27 nước Liên minh châu Âu trong tháng Năm tăng 6,4% nhưng trong 5 tháng đầu năm 2013 lại giảm 6,3%, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ kéo dài tại châu lục này.
Thâm hụt buôn bán của Mỹ trong tháng Năm với Trung Quốc tăng vọt 15,6%, lên 27,9 tỷ USD, gần bằng mức cao kỷ lục trong tháng 11/2012. Thâm hụt buôn bán của Mỹ với Trung Quốc từ đầu năm tới nay vẫn là cao nhất, tăng 3% so với cùng kỳ 2012. Mức thâm hụt buôn bán ngày càng mở rộng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ trở thành một trong những chủ đề lớn trong cuộc đối thoại kinh tế-chiến lược Mỹ-Trung, dự kiến diễn ra tại thủ đô Wasington trong hai ngày 10-11/7 tới.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo thị trường việc làm của nước này trong tháng Sáu tiếp tục có sự cải thiện với 188.000 việc làm mới được tạo ra so với 134.000 việc làm trong tháng Năm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp chung trong công nhân Mỹ vào tháng Sáu xuống 7,5% so với 7,6% trong tháng Năm. Chỉ số hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trong tháng Sáu chỉ ở mức 52,2 điểm so với 53,7 điểm trong tháng Năm. Đây là chỉ số hoạt động thấp nhất trong lĩnh vực này kể từ tháng 2/2010./.
(TTXVN)