Bộ Thương mại Mỹ ngày 10/2 thông báo thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 12/2009 đã tăng lên tới 40,2 tỷ USD - mức cao nhất trong cả năm 2009.
Giới phân tích kinh tế khẳng định mức thâm hụt này phản ánh nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng, kéo theo nhu cầu nhập khẩu dầu lửa và một số hàng hóa khác tăng cao.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy thâm hụt ngân sách trong tháng 12/2009, cao hơn 10,4% so với mức thâm hụt của tháng 11/2009 và lớn hơn nhiều so với dự đoán 36 tỷ USD của các nhà kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tháng cuối cùng của năm 2009 đã tăng 3,3 % lên 142,7% - mức tăng liên tiếp trong tháng thứ 8 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2007. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ cũng tăng 4,8%, đạt 182,9 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.
Nếu tính cả năm 2009, thâm hụt thương mại của Mỹ chỉ là 380,66 tỷ USD, giảm tới 45,3% so với năm 2008. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1991 và là mức thâm hụt thấp nhất trong 8 năm qua. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự đoán thâm hụt thương mại Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010 ngay cả khi các nhà sản xuất được hưởng lợi từ doanh thu bán hàng ra nước ngoài do nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục và đồng USD yếu hơn.
Cũng trong ngày 10/2, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke đã nói bóng gió tới việc tăng lãi suất khi ngân hàng trung ương chấm dứt chương trình cứu trợ, đồng thời khẳng định sự cần thiết của một chính sách tiền tệ hợp lý nhằm duy trì sự phục hồi của nền kinh tế.
Phát biểu sau khi phiên điều trần tại Hạ viện bị hoãn do bão tuyết đang hoành hành tại thủ đô Washington, Chủ tịch Bernanki cho biết cơ quan này đã chuẩn bị sẵn sàng các công cụ ứng phó cần thiết khi chương trình cứu trợ kết thúc. Tuy nhiên, ông không đề cập đến thời gian cụ thể FED sẽ chấm dứt chương trình cứu trợ trong đó có việc duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục gần 0%./.
Giới phân tích kinh tế khẳng định mức thâm hụt này phản ánh nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng, kéo theo nhu cầu nhập khẩu dầu lửa và một số hàng hóa khác tăng cao.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy thâm hụt ngân sách trong tháng 12/2009, cao hơn 10,4% so với mức thâm hụt của tháng 11/2009 và lớn hơn nhiều so với dự đoán 36 tỷ USD của các nhà kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tháng cuối cùng của năm 2009 đã tăng 3,3 % lên 142,7% - mức tăng liên tiếp trong tháng thứ 8 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2007. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ cũng tăng 4,8%, đạt 182,9 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.
Nếu tính cả năm 2009, thâm hụt thương mại của Mỹ chỉ là 380,66 tỷ USD, giảm tới 45,3% so với năm 2008. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1991 và là mức thâm hụt thấp nhất trong 8 năm qua. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự đoán thâm hụt thương mại Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010 ngay cả khi các nhà sản xuất được hưởng lợi từ doanh thu bán hàng ra nước ngoài do nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục và đồng USD yếu hơn.
Cũng trong ngày 10/2, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke đã nói bóng gió tới việc tăng lãi suất khi ngân hàng trung ương chấm dứt chương trình cứu trợ, đồng thời khẳng định sự cần thiết của một chính sách tiền tệ hợp lý nhằm duy trì sự phục hồi của nền kinh tế.
Phát biểu sau khi phiên điều trần tại Hạ viện bị hoãn do bão tuyết đang hoành hành tại thủ đô Washington, Chủ tịch Bernanki cho biết cơ quan này đã chuẩn bị sẵn sàng các công cụ ứng phó cần thiết khi chương trình cứu trợ kết thúc. Tuy nhiên, ông không đề cập đến thời gian cụ thể FED sẽ chấm dứt chương trình cứu trợ trong đó có việc duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục gần 0%./.
(TTXVN/Vietnam+)