Bộ Tài chính Mỹ ngày 12/4 cho biết thâm hụt ngân sách của nước này trong tháng Ba vừa qua giảm xuống chỉ còn 65,4 tỷ USD, so với mức 191,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Điều này đạt được là do chính quyền Mỹ đã giảm những ước tính của tổng chi phí đối với chương trình giải cứu tài sản gặp rắc rối (TARP).
Tổng mức thâm hụt ngân sách trong sáu tháng đầu năm tài khóa 2010 (bắt đầu từ tháng 10/2009) là 716,9 tỷ USD, giảm hơn 8% so với cùng kỳ tài khóa 2009.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ vẫn dự báo thâm hụt cả năm 2010 sẽ lên tới mức cao nhất từ trước đến nay, khoảng 1,56 nghìn tỷ USD, tăng so với mức kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD của năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ mức thâm hụt ngân sách tăng cao như vậy là do những tác động mạnh mẽ của sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong hàng thập kỷ qua khiến nguồn thu thuế của chính phủ bị giảm mạnh trong khi lại làm tăng các khoản chi tiêu.
Những khoản chi tiêu tăng cao là do chi phí của các chương trình cứu trợ nhằm giúp đỡ các công ty tài chính, tập đoàn sản xuất xe hơi và những người dân sở hữu nhà đang đối mặt với nguy cơ bị siết nhà trả nợ. Ngoài ra, chi tiêu tăng cao cũng do chương trình kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 787 tỷ USD được thông qua hồi tháng 2/2009.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama dự đoán mức thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục ở mức trên 1 nghìn tỷ USD trong năm tới, và nếu đúng như vậy thì đó sẽ là năm thứ ba liên tiếp thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.
Chính quyền nói rằng các khoản thâm hụt khổng lồ là điều cần thiết để ngăn chặn một sự suy thoái nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các nghị sỹ đảng Cộng hòa chỉ trích rằng các gói chi tiêu kích thích kinh tế đã thất bại trong việc thúc đẩy tạo việc làm. Dự kiến tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Ba vẫn ở mức 9,7% trong tháng thứ ba liên tiếp.
Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo nước Mỹ sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để kiểm soát vấn đề thâm hụt ngân sách, ví dụ như tăng thuế, điều chỉnh các chương trình phúc lợi xã hội, giảm chi tiêu đối với tất cả các lĩnh vực từ giáo dục đến quốc phòng, hoặc kết hợp một trong những giải pháp trên./.
Điều này đạt được là do chính quyền Mỹ đã giảm những ước tính của tổng chi phí đối với chương trình giải cứu tài sản gặp rắc rối (TARP).
Tổng mức thâm hụt ngân sách trong sáu tháng đầu năm tài khóa 2010 (bắt đầu từ tháng 10/2009) là 716,9 tỷ USD, giảm hơn 8% so với cùng kỳ tài khóa 2009.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ vẫn dự báo thâm hụt cả năm 2010 sẽ lên tới mức cao nhất từ trước đến nay, khoảng 1,56 nghìn tỷ USD, tăng so với mức kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD của năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ mức thâm hụt ngân sách tăng cao như vậy là do những tác động mạnh mẽ của sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong hàng thập kỷ qua khiến nguồn thu thuế của chính phủ bị giảm mạnh trong khi lại làm tăng các khoản chi tiêu.
Những khoản chi tiêu tăng cao là do chi phí của các chương trình cứu trợ nhằm giúp đỡ các công ty tài chính, tập đoàn sản xuất xe hơi và những người dân sở hữu nhà đang đối mặt với nguy cơ bị siết nhà trả nợ. Ngoài ra, chi tiêu tăng cao cũng do chương trình kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 787 tỷ USD được thông qua hồi tháng 2/2009.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama dự đoán mức thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục ở mức trên 1 nghìn tỷ USD trong năm tới, và nếu đúng như vậy thì đó sẽ là năm thứ ba liên tiếp thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.
Chính quyền nói rằng các khoản thâm hụt khổng lồ là điều cần thiết để ngăn chặn một sự suy thoái nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các nghị sỹ đảng Cộng hòa chỉ trích rằng các gói chi tiêu kích thích kinh tế đã thất bại trong việc thúc đẩy tạo việc làm. Dự kiến tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Ba vẫn ở mức 9,7% trong tháng thứ ba liên tiếp.
Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo nước Mỹ sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để kiểm soát vấn đề thâm hụt ngân sách, ví dụ như tăng thuế, điều chỉnh các chương trình phúc lợi xã hội, giảm chi tiêu đối với tất cả các lĩnh vực từ giáo dục đến quốc phòng, hoặc kết hợp một trong những giải pháp trên./.
(TTXVN/Vietnam+)