Theo số liệu do Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat công bố ngày 22/4, cả Pháp và Tây Ban Nha đều không đáp ứng mục tiêu thâm hụt ngân sách nhà nước trong năm 2012, mặc dù bức tranh tài chính toàn cục trong Khu vực đồng euro đã được cải thiện.
Thâm hụt ngân sách năm 2012 của Pháp lên tới 4,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, cao hơn mục tiêu 4,5% đề ra trước đó. Tỷ lệ này của Tây Ban Nha là 7,1% GDP (không tính phần tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng), cao hơn mức 6,98% báo cáo cuối năm ngoái và cao hơn nhiều so với mục tiêu 6,3% mà Madrid đưa ra.
Xét trong cả Khu vực đồng euro, tình hình thâm hụt ngân sách năm 2012 có vẻ khả quan hơn, với thâm hụt tài chính Eurozone dừng ở 3,7% Tổng sản phẩm nội khối, so với 4,2% GDP năm 2011 và 6,5% GDP trong năm 2010.
Giảm thâm hụt ngân sách là trọng tâm trong chiến lược của Khu vực đồng euro nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài đã 3 năm, song cũng bị coi là nguyên nhân dẫn đến một chu kỳ khốc liệt: hạn chế chi tiêu của chính phủ, cắt giảm nhân lực trong công ty và lao động trẻ mất cơ hội có việc làm.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Baroso, Liên minh châu Âu (EU) cần phối hợp giữa các biện pháp điều chỉnh về tài chính, thâm hụt và nợ công với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh cả Pháp và Tây Ban Nha đều cần nhiều thời gian hơn để đưa thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy định của Eurozone, EC dự định ngày 29/5 tới sẽ quyết định có đề nghị các bộ trưởng Tài chính EU cho phép Paris và Madrid kéo dài thời hạn đáp ứng mục tiêu thâm hụt ngân sách từ năm 2014 sang năm 2015 hay không.
Trước thực trạng này, Pháp đang từng bước chuẩn bị cho việc rút khỏi Tổ chức Liên hợp quốc về Phát triển Công nghiệp (UNIDO) để đảm bảo ổn định ngân sách. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot ngày 22/4 cho biết Pháp sẽ rút khỏi UNIDO vào năm 2014 để quản lý hiệu quả ngân sách nhà nước dành cho các khoản đóng góp quốc tế.
Theo một số nguồn tin, hàng năm Pháp đóng góp 10 triệu USD cho UNIDO. Mỹ và Canada đã rút khỏi tổ chức này từ những năm 1990. Đến cuối năm nay, Anh cũng sẽ không còn là thành viên của tổ chức này.
UNIDO được thành lập năm 1966 với mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp để giảm nghèo, phát triển bền vững môi trường và kinh tế. Tổ chức này hiện có 172 quốc gia thành viên, hoạt động như một diễn đàn cho các cuộc đối thoại và hợp tác trên thế giới./.
Thâm hụt ngân sách năm 2012 của Pháp lên tới 4,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, cao hơn mục tiêu 4,5% đề ra trước đó. Tỷ lệ này của Tây Ban Nha là 7,1% GDP (không tính phần tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng), cao hơn mức 6,98% báo cáo cuối năm ngoái và cao hơn nhiều so với mục tiêu 6,3% mà Madrid đưa ra.
Xét trong cả Khu vực đồng euro, tình hình thâm hụt ngân sách năm 2012 có vẻ khả quan hơn, với thâm hụt tài chính Eurozone dừng ở 3,7% Tổng sản phẩm nội khối, so với 4,2% GDP năm 2011 và 6,5% GDP trong năm 2010.
Giảm thâm hụt ngân sách là trọng tâm trong chiến lược của Khu vực đồng euro nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài đã 3 năm, song cũng bị coi là nguyên nhân dẫn đến một chu kỳ khốc liệt: hạn chế chi tiêu của chính phủ, cắt giảm nhân lực trong công ty và lao động trẻ mất cơ hội có việc làm.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Baroso, Liên minh châu Âu (EU) cần phối hợp giữa các biện pháp điều chỉnh về tài chính, thâm hụt và nợ công với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh cả Pháp và Tây Ban Nha đều cần nhiều thời gian hơn để đưa thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy định của Eurozone, EC dự định ngày 29/5 tới sẽ quyết định có đề nghị các bộ trưởng Tài chính EU cho phép Paris và Madrid kéo dài thời hạn đáp ứng mục tiêu thâm hụt ngân sách từ năm 2014 sang năm 2015 hay không.
Trước thực trạng này, Pháp đang từng bước chuẩn bị cho việc rút khỏi Tổ chức Liên hợp quốc về Phát triển Công nghiệp (UNIDO) để đảm bảo ổn định ngân sách. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot ngày 22/4 cho biết Pháp sẽ rút khỏi UNIDO vào năm 2014 để quản lý hiệu quả ngân sách nhà nước dành cho các khoản đóng góp quốc tế.
Theo một số nguồn tin, hàng năm Pháp đóng góp 10 triệu USD cho UNIDO. Mỹ và Canada đã rút khỏi tổ chức này từ những năm 1990. Đến cuối năm nay, Anh cũng sẽ không còn là thành viên của tổ chức này.
UNIDO được thành lập năm 1966 với mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp để giảm nghèo, phát triển bền vững môi trường và kinh tế. Tổ chức này hiện có 172 quốc gia thành viên, hoạt động như một diễn đàn cho các cuộc đối thoại và hợp tác trên thế giới./.
(TTXVN)