Theo Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) vừa công bố báo cáo, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ dự kiến sẽ thu hẹp xuống còn 1.350 tỷ USD trong tài khóa 2010, song triển vọng tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn rất ảm đạm, do các khoản nợ ngày một phình lên.
Báo cáo của CBO cho rằng thâm hụt ngân sách ngày càng chồng chất của Chính phủ Mỹ sau năm nay có thể làm tăng gấp đôi nợ liên bang lên 15.000 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới. Cảnh báo này được đưa ra khi Tổng thống Barack Obama công bố kế hoạch giảm chi tiêu từng phần trong 3 năm vào ngày 27/1.
CBO cho rằng thâm hụt ngân sách của Mỹ tài khoá 2010, kết thúc vào cuối tháng 9, sẽ ở mức 1.349 tỷ USD (chiếm 9,2% GDP) giảm nhẹ so với con số kỷ lục 1.414 tỷ USD (tương đương 9,9% GDP) của tài khóa 2009. Thâm hụt ngân sách tài khóa kết thúc vào cuối tháng 9 là mức lớn nhất tính theo GDP kể từ sau Thế chiến thứ hai.
CBO cũng dự đoán thâm hụt ngân sách liên bang sẽ giảm dần xuống 980 tỷ USD vào tài khóa 2011 và 480 tỷ USD tài khoá năm 2015, tức chiếm 3% GDP vào giữa thập kỷ này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ngân sách liên bang sẽ thâm hụt lớn hơn mức dự đoán của CBO vì Quốc hội đang xem xét dự luật mới về tạo thêm việc làm và chính quyền Obama cũng đang đề nghị tăng chi phí chiến tranh.
Những dự luật này nếu được thông qua trong vài tháng tới sẽ đẩy thâm hụt ngân sách lên cao hơn so với mức của tài khoá 2009.
CBO đánh giá rằng triển vọng ngân sách của Mỹ sau năm nay sẽ rất "ảm đạm", với khoản thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010-2020 sẽ vào khoảng 600 tỷ USD, cho dù chúng được dự báo sẽ giảm.
Do đó, thâm hụt ngân sách có thể làm tăng gấp đôi nợ của Chính phủ Mỹ lên 15.000 tỷ USD, chiếm 67% GDP vào cuối năm 2020.
Tính đến cuối năm 2009, nợ công của Mỹ đã ở mức 7.500 tỷ USD, chiếm 53% GDP. CBO cho rằng với mức tăng nợ khổng lồ như vậy, cùng với lãi suất tăng lên khi kinh tế phục hồi mạnh hơn, tiền trả lãi suất cho những khoản nợ sẽ tăng vọt.
Chính phủ Mỹ đã kết thúc tài khóa 2009 với mức thâm thủng ngân sách kỷ lục 1.414 tỷ USD khi nước này phải chi nhiều nghìn tỷ vào nền kinh tế, nhằm hạn chế những hiệu ứng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, vốn đã đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.
Nhà Trắng hồi tháng 10/2009 đã dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ thậm chí có thể lên tới 1.502 tỷ USD tài khóa 2010.
Tổng thống Barack Obama ngày 27/1 lên tiếng kêu gọi thông qua kế hoạch giảm chi tiêu trong 3 năm nhằm tiết kiệm khoản ngân sách 250 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới. Động thái này cho thấy ông Barack Obama rất quan tâm đến vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Trong một diễn biến liên quan, với 53 phiếu thuận và 46 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 26/1 đã bác bỏ dự luật về việc thành lập một nhóm đặc nhiệm tài chính để đối phó với gánh nặng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.
Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Kent Conrad và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Judd Gregg đề xuất vào tháng 12/2009, đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Barack Obama.
Theo dự luật, nhóm đặc nhiệm sẽ gồm 18 thành viên với 10 nghị sĩ Đảng Dân chủ và 8 nghị sĩ Đảng Cộng hòa, trong đó chức đồng Chủ tịch nhóm sẽ có đại diện của cả hai bên.
Nhóm sẽ xem xét toàn bộ các khía cạnh của nền tài chính Mỹ, cả trong hiện tại lẫn tương lai và đưa ra những đề xuất liên quan trình Quốc hội.
Bình luận về kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện, người phát ngôn của Nhà Trắng, ông Robert Gibbs nói chính quyền sẽ xem xét để thành lập một nhóm của chính quyền vì Tổng thống Barack Obama vẫn hy vọng những nỗ lực của cả hai đảng sẽ giúp hệ thống tài chính của Mỹ đi vào khuôn khổ./.
Báo cáo của CBO cho rằng thâm hụt ngân sách ngày càng chồng chất của Chính phủ Mỹ sau năm nay có thể làm tăng gấp đôi nợ liên bang lên 15.000 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới. Cảnh báo này được đưa ra khi Tổng thống Barack Obama công bố kế hoạch giảm chi tiêu từng phần trong 3 năm vào ngày 27/1.
CBO cho rằng thâm hụt ngân sách của Mỹ tài khoá 2010, kết thúc vào cuối tháng 9, sẽ ở mức 1.349 tỷ USD (chiếm 9,2% GDP) giảm nhẹ so với con số kỷ lục 1.414 tỷ USD (tương đương 9,9% GDP) của tài khóa 2009. Thâm hụt ngân sách tài khóa kết thúc vào cuối tháng 9 là mức lớn nhất tính theo GDP kể từ sau Thế chiến thứ hai.
CBO cũng dự đoán thâm hụt ngân sách liên bang sẽ giảm dần xuống 980 tỷ USD vào tài khóa 2011 và 480 tỷ USD tài khoá năm 2015, tức chiếm 3% GDP vào giữa thập kỷ này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ngân sách liên bang sẽ thâm hụt lớn hơn mức dự đoán của CBO vì Quốc hội đang xem xét dự luật mới về tạo thêm việc làm và chính quyền Obama cũng đang đề nghị tăng chi phí chiến tranh.
Những dự luật này nếu được thông qua trong vài tháng tới sẽ đẩy thâm hụt ngân sách lên cao hơn so với mức của tài khoá 2009.
CBO đánh giá rằng triển vọng ngân sách của Mỹ sau năm nay sẽ rất "ảm đạm", với khoản thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010-2020 sẽ vào khoảng 600 tỷ USD, cho dù chúng được dự báo sẽ giảm.
Do đó, thâm hụt ngân sách có thể làm tăng gấp đôi nợ của Chính phủ Mỹ lên 15.000 tỷ USD, chiếm 67% GDP vào cuối năm 2020.
Tính đến cuối năm 2009, nợ công của Mỹ đã ở mức 7.500 tỷ USD, chiếm 53% GDP. CBO cho rằng với mức tăng nợ khổng lồ như vậy, cùng với lãi suất tăng lên khi kinh tế phục hồi mạnh hơn, tiền trả lãi suất cho những khoản nợ sẽ tăng vọt.
Chính phủ Mỹ đã kết thúc tài khóa 2009 với mức thâm thủng ngân sách kỷ lục 1.414 tỷ USD khi nước này phải chi nhiều nghìn tỷ vào nền kinh tế, nhằm hạn chế những hiệu ứng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, vốn đã đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.
Nhà Trắng hồi tháng 10/2009 đã dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ thậm chí có thể lên tới 1.502 tỷ USD tài khóa 2010.
Tổng thống Barack Obama ngày 27/1 lên tiếng kêu gọi thông qua kế hoạch giảm chi tiêu trong 3 năm nhằm tiết kiệm khoản ngân sách 250 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới. Động thái này cho thấy ông Barack Obama rất quan tâm đến vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Trong một diễn biến liên quan, với 53 phiếu thuận và 46 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 26/1 đã bác bỏ dự luật về việc thành lập một nhóm đặc nhiệm tài chính để đối phó với gánh nặng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.
Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Kent Conrad và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Judd Gregg đề xuất vào tháng 12/2009, đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Barack Obama.
Theo dự luật, nhóm đặc nhiệm sẽ gồm 18 thành viên với 10 nghị sĩ Đảng Dân chủ và 8 nghị sĩ Đảng Cộng hòa, trong đó chức đồng Chủ tịch nhóm sẽ có đại diện của cả hai bên.
Nhóm sẽ xem xét toàn bộ các khía cạnh của nền tài chính Mỹ, cả trong hiện tại lẫn tương lai và đưa ra những đề xuất liên quan trình Quốc hội.
Bình luận về kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện, người phát ngôn của Nhà Trắng, ông Robert Gibbs nói chính quyền sẽ xem xét để thành lập một nhóm của chính quyền vì Tổng thống Barack Obama vẫn hy vọng những nỗ lực của cả hai đảng sẽ giúp hệ thống tài chính của Mỹ đi vào khuôn khổ./.
Nguyễn Trường (Vietnam+)