Theo Cơ quan thống kê Bồ Đào Nha (Ine), trong quý 1 năm nay, thâm hụt ngân sách nước này đã vọt lên 10,6% GDP, chủ yếu do nhà nước hỗ trợ một ngân hàng tư nhân tái cơ cấu vốn.
Như vậy, bội chi ngân sách của Bồ Đào Nha đã tăng mạnh so với mức thâm hụt 7,9% GDP hồi quý 1/2012, trong khi mức trần theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) là 3% GDP.
Năm 2012, ngân sách của Bồ Đào Nha thâm hụt 6,4% GDP, không đạt được mục tiêu thâm hụt 5,5% GDP mà Lisbon đã hứa với EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ine khẳng định nguyên nhân chính khiến ngân sách thâm thủng là do chính phủ chi 700 triệu euro (915,5 triệu USD), tương đương 1,8% GDP, để tái cơ cấu vốn ngân hàng tư nhân Banif, ngân hàng lớn thứ 8 tại Bồ Đào Nha.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gaspar đã dự cảm được thâm hụt ngân sách tăng khi tuyên bố mức thâm hụt có thể vượt 10% GDP. Cũng theo quan chức này, nếu không có nhân tố Banif, thâm hụt sẽ vào khoảng 8,7% GDP.
Trong những tháng gần đây, tại Bồ Đào Nha đã diễn ra các cuộc biểu tình, bãi công với quy mô rộng khắp cả nước để phản đối chính sách khắc khổ của chính phủ. Các tổ chức công đoàn lớn đã yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Pedro Passos nới lỏng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," áp dụng thêm các biện pháp tạo việc làm và kích thích tăng trưởng.
Ngày 27/6, gần như toàn bộ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không tại Bồ Đào Nha đã bị ngừng trệ sau khi nhân viên các ngành này tiến hành cuộc tổng bãi công 24 giờ nhằm phản đối việc chính phủ mạnh tay cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 80 tỷ euro từ EU/IMF.
Hiện kinh tế Bồ Đào Nha đang lún sâu vào khủng hoảng: tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 17,8% và năm 2013 vẫn được dự báo là năm thứ ba liên tiếp suy thoái./.
Như vậy, bội chi ngân sách của Bồ Đào Nha đã tăng mạnh so với mức thâm hụt 7,9% GDP hồi quý 1/2012, trong khi mức trần theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) là 3% GDP.
Năm 2012, ngân sách của Bồ Đào Nha thâm hụt 6,4% GDP, không đạt được mục tiêu thâm hụt 5,5% GDP mà Lisbon đã hứa với EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ine khẳng định nguyên nhân chính khiến ngân sách thâm thủng là do chính phủ chi 700 triệu euro (915,5 triệu USD), tương đương 1,8% GDP, để tái cơ cấu vốn ngân hàng tư nhân Banif, ngân hàng lớn thứ 8 tại Bồ Đào Nha.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gaspar đã dự cảm được thâm hụt ngân sách tăng khi tuyên bố mức thâm hụt có thể vượt 10% GDP. Cũng theo quan chức này, nếu không có nhân tố Banif, thâm hụt sẽ vào khoảng 8,7% GDP.
Trong những tháng gần đây, tại Bồ Đào Nha đã diễn ra các cuộc biểu tình, bãi công với quy mô rộng khắp cả nước để phản đối chính sách khắc khổ của chính phủ. Các tổ chức công đoàn lớn đã yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Pedro Passos nới lỏng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," áp dụng thêm các biện pháp tạo việc làm và kích thích tăng trưởng.
Ngày 27/6, gần như toàn bộ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không tại Bồ Đào Nha đã bị ngừng trệ sau khi nhân viên các ngành này tiến hành cuộc tổng bãi công 24 giờ nhằm phản đối việc chính phủ mạnh tay cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 80 tỷ euro từ EU/IMF.
Hiện kinh tế Bồ Đào Nha đang lún sâu vào khủng hoảng: tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 17,8% và năm 2013 vẫn được dự báo là năm thứ ba liên tiếp suy thoái./.
Hương Giang (TTXVN)