Một quả khinh khí cầu đã bốc cháy và nổ lớn tại New Zealand ngày 7/1 khiến 11 người đi trên khoang thiệt mạng.
Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra ở Carterton, một thị trấn nhỏ ở phía bắc thủ đô Wellington và là một địa điểm ưa thích của những người chơi khinh khí cầu.
Đây là vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất ở New Zealand trong vòng 30 năm qua.
Cảnh sát nói rằng họ vẫn chưa rõ nguyên nhân nào đã gây ra thảm kịch diễn ra vào mờ sáng, trong điều kiện thời tiết rất tốt và gió nhẹ.
Theo AFP, những nhân chứng cho biết lửa đã bùng lên ở phần khoang, tạo nên không khí nóng gây áp lực quá lớn làm vỡ quả khinh khí. Cả người điều khiển khinh khí cầu lẫn 10 hành khách đều thiệt mạng, chỉ huy trưởng cảnh sát Wellington Mike Rusbatch cho hay.
Một nhân chứng có tên David McKinlay nói khi anh nhìn lên trời thì thấy một phần dưới của khoang bị bắt lửa, quầng lửa cao đến cả 10 mét. “Đó chẳng khác gì một quả tên lửa đang lao xuống, thật không thể tin nổi.”
Ông McKinlay sau đó đã gọi điện thoại tới cơ quan ứng cứu khẩn cấp, đồng thời cho biết thêm là khi phát nổ, quả khi khí đang ở độ cao 150m trước khi gieo thẳng xuống mặt đất.
Một nhân chứng khác cho trang tin Fairfax News biết rằng anh đang nhìn ra ngoài cửa sổ thì thấy quả khí cầu đâm trúng một đường dây điện.
"Tất cả mọi người đang tận hưởng một chuyến bay dễ chịu và nhìn thoáng qua có thể thấy họ đã làm đứt một dây điện", ông nói.
"Rồi tôi nghe thấy những tiếng la hét và nhìn ra cửa sổ thì thấy khí cầu đang rơi xuống. Tôi đang ăn sáng và tôi nghe thấy tiếng họ. Âm thanh nghe như họ hét lên vì vui sướng, nhưng không phải thế. Nó không vọng tới từ một độ cao quá lớn."
"Tôi đã chạy xuống đường để xem mình có giúp gì được không, nhưng tới lúc đó chuyện đã quá trễ. Khí cầu bị thiêu rụi hoàn toàn. Vào thời điểm lực lượng cứu hộ tới nơi, đã không có nhiều cơ hội cho các nạn nhân."
Hai trong số các hành khách được cho là đã nhảy ra khỏi chiếc thúng đang bốc cháy và được tìm thấy ở một mảnh đất nhỏ gần đó.
Cảnh sát nói rằng họ đã nhận báo cáo đầu tiên về thảm kịch lúc 7h26 sáng ngày 7/1 theo giờ địa phương (18h26 giờ thứ Sáu theo giờ GMT) và tiếp đó là trên các trang web của những công ty cung cấp dịch vụ khí cầu tại Carterton, cách phía Bắc Wellington 150km, vốn khuyên du khách nên tham gia các chuyến bay vào sáng sớm.
Các phóng viên ở tại hiện trường nói rằng khu vực xảy ra tai nạn đã bị phong tỏa và chỉ các nhân viên cứu hộ cùng người thân những người đi trên khí cầu được phép vào trong.
Khí cầu cũng được coi là một phương tiện vận chuyển hàng không. Thảm họa hàng không lớn nhất tại New Zealand là vụ nổ máy bay của hãng Air New Zealand năm 1979 ở dãy Erabus khiến 257 người thiệt mạng./.
Một nhân chứng có tên David McKinlay nói khi anh nhìn lên trời thì thấy một phần dưới của khoang bị bắt lửa, quầng lửa cao đến cả 10 mét. “Đó chẳng khác gì một quả tên lửa đang lao xuống, thật không thể tin nổi.”
Ông McKinlay sau đó đã gọi điện thoại tới cơ quan ứng cứu khẩn cấp, đồng thời cho biết thêm là khi phát nổ, quả khi khí đang ở độ cao 150m trước khi gieo thẳng xuống mặt đất.
Một nhân chứng khác cho trang tin Fairfax News biết rằng anh đang nhìn ra ngoài cửa sổ thì thấy quả khí cầu đâm trúng một đường dây điện.
"Tất cả mọi người đang tận hưởng một chuyến bay dễ chịu và nhìn thoáng qua có thể thấy họ đã làm đứt một dây điện", ông nói.
"Rồi tôi nghe thấy những tiếng la hét và nhìn ra cửa sổ thì thấy khí cầu đang rơi xuống. Tôi đang ăn sáng và tôi nghe thấy tiếng họ. Âm thanh nghe như họ hét lên vì vui sướng, nhưng không phải thế. Nó không vọng tới từ một độ cao quá lớn."
"Tôi đã chạy xuống đường để xem mình có giúp gì được không, nhưng tới lúc đó chuyện đã quá trễ. Khí cầu bị thiêu rụi hoàn toàn. Vào thời điểm lực lượng cứu hộ tới nơi, đã không có nhiều cơ hội cho các nạn nhân."
Hai trong số các hành khách được cho là đã nhảy ra khỏi chiếc thúng đang bốc cháy và được tìm thấy ở một mảnh đất nhỏ gần đó.
Cảnh sát nói rằng họ đã nhận báo cáo đầu tiên về thảm kịch lúc 7h26 sáng ngày 7/1 theo giờ địa phương (18h26 giờ thứ Sáu theo giờ GMT) và tiếp đó là trên các trang web của những công ty cung cấp dịch vụ khí cầu tại Carterton, cách phía Bắc Wellington 150km, vốn khuyên du khách nên tham gia các chuyến bay vào sáng sớm.
Các phóng viên ở tại hiện trường nói rằng khu vực xảy ra tai nạn đã bị phong tỏa và chỉ các nhân viên cứu hộ cùng người thân những người đi trên khí cầu được phép vào trong.
Khí cầu cũng được coi là một phương tiện vận chuyển hàng không. Thảm họa hàng không lớn nhất tại New Zealand là vụ nổ máy bay của hãng Air New Zealand năm 1979 ở dãy Erabus khiến 257 người thiệt mạng./.
(AFP/Vietnam+)