Các thảm cỏ biển là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, góp phần quan trọng trong việc cung cấp thức ăn và nguồn giống hải sản cho vùng biển, đặc biệt đối với rùa biển, thú biển và cá biển.
"Cứ 1m2 cỏ biển sản sinh ra 10 lít ôxy hòa tan/ngày cho nên đây là nơi thuận lợi cho sinh sản, ươm nuôi các giống hải sản và là những bãi hải sản quan trọng ven bờ", phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẳng định.
Nghiên cứu ở vùng biển Địa Trung Hải cho thấy, nếu bảo vệ tốt cỏ biển thì cứ 400m2 sẽ là nơi cung cấp khoảng 2.000 tấn hải sản/năm. Tổng số loài cư trú trong cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài 2-8 lần. Cỏ biển còn là nguyên liệu sử dụng trong đời sống hàng ngày như vật liệu bao gói, thảm đệm, làm phân bón...
Theo tính toán sơ bộ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, biển Việt Nam có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá ven bờ và 3 bãi cá ngoài khơi, với tổng trữ lượng hải sản khoảng 5 triệu tấn và ngưỡng khai thác bền vững là 2,5 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, Việt Nam còn có hơn 37 vạn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn- và nước lợ, gần 60 ngàn ha có thể làm muối, với khoảng 0,058 triệu tấn tôm biển trong đó khả năng khai thác gần 0,030 triệu tấn và 0,123 triệu tấn mực với khả năng khai thác 0,050 triệu tấn.
Biển Đông thuộc hai ngư trường nhiều tôm nhất thế giới là Tây-Bắc và giữa Tây Thái Bình Dương, nơi chiếm 53% sản lượng tôm khai thác của thế giới hiện nay. Trong 10 nước dẫn đầu về khai thác tôm thì Việt Nam đứng thứ 7 sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Canada, Mỹ và Thái Lan. Tôm ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vịnh Bắc bộ và biển Tây Nam bộ.
Song do cung cách đánh bắt theo tập quán nhỏ lẻ, tư duy của ngư dân theo kiểu "chim trời cá nước ai bắt được người nấy ăn" đã và đang xâm hại tuyến ven bờ, làm cho “chiếc nôi “ sinh sản của các loài tôm cá biển gồm hệ sinh thái như cỏ biến, rạn san hô... của Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng./.
"Cứ 1m2 cỏ biển sản sinh ra 10 lít ôxy hòa tan/ngày cho nên đây là nơi thuận lợi cho sinh sản, ươm nuôi các giống hải sản và là những bãi hải sản quan trọng ven bờ", phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẳng định.
Nghiên cứu ở vùng biển Địa Trung Hải cho thấy, nếu bảo vệ tốt cỏ biển thì cứ 400m2 sẽ là nơi cung cấp khoảng 2.000 tấn hải sản/năm. Tổng số loài cư trú trong cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài 2-8 lần. Cỏ biển còn là nguyên liệu sử dụng trong đời sống hàng ngày như vật liệu bao gói, thảm đệm, làm phân bón...
Theo tính toán sơ bộ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, biển Việt Nam có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá ven bờ và 3 bãi cá ngoài khơi, với tổng trữ lượng hải sản khoảng 5 triệu tấn và ngưỡng khai thác bền vững là 2,5 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, Việt Nam còn có hơn 37 vạn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn- và nước lợ, gần 60 ngàn ha có thể làm muối, với khoảng 0,058 triệu tấn tôm biển trong đó khả năng khai thác gần 0,030 triệu tấn và 0,123 triệu tấn mực với khả năng khai thác 0,050 triệu tấn.
Biển Đông thuộc hai ngư trường nhiều tôm nhất thế giới là Tây-Bắc và giữa Tây Thái Bình Dương, nơi chiếm 53% sản lượng tôm khai thác của thế giới hiện nay. Trong 10 nước dẫn đầu về khai thác tôm thì Việt Nam đứng thứ 7 sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Canada, Mỹ và Thái Lan. Tôm ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vịnh Bắc bộ và biển Tây Nam bộ.
Song do cung cách đánh bắt theo tập quán nhỏ lẻ, tư duy của ngư dân theo kiểu "chim trời cá nước ai bắt được người nấy ăn" đã và đang xâm hại tuyến ven bờ, làm cho “chiếc nôi “ sinh sản của các loài tôm cá biển gồm hệ sinh thái như cỏ biến, rạn san hô... của Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng./.
(TTXVN/Vietnam+)