Ngày 5/7, các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Thái Lan bắt đầu cuộc thảo luận xem xét tính hợp pháp của dự luật sửa đổi hiến pháp gây nhiều tranh cãi ở nước này thời gian qua.
Công tác an ninh đã được tăng cường quanh khu vực tòa án ở thủ đô Bangkok.
Cuộc thảo luận kéo dài hai ngày, trong đó, các thẩm phán sẽ nghe 15 nhân chứng (cả ủng hộ lẫn phản đối dự luật này) để ra phán quyết xem liệu dự luật sửa đổi hiến pháp được chính phủ bảo trợ có vi hiến hay không, và liệu dự luật sửa đổi hiến pháp có phải là một âm mưu lật đổ quyền lực lãnh đạo mang tính dân chủ với Vua Thái Lan là người đứng đầu nhà nước hay không, hoặc liệu có âm mưu tiếm quyền bằng những phương thức vi hiến như từng bị các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ kiến nghị hay không.
Dự luật sửa đổi hiến pháp, do đảng Pheu Thai cầm quyền khởi xướng, được cho là để tìm cách minh oan cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ vào năm 2006.
Theo giới phân tích, trong trường hợp Tòa án Hiến pháp Thái Lan nhận thấy dự luật sửa đổi hiến pháp đe dọa nền quân chủ của Thái Lan, điều đó sẽ dẫn tới việc giải tán đảng Pheu Thai cầm quyền, mặc dù đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra không nhất thiết phải từ chức, và điều đó cũng có nguy cơ làm gia tăng tình trạng bất ổn ở xứ sở Chùa Vàng này.
Theo báo chí Thái Lan, Tòa án Hiến pháp chưa thể đưa ra bất cứ phán quyết nào trong ngày 6/7./.
Công tác an ninh đã được tăng cường quanh khu vực tòa án ở thủ đô Bangkok.
Cuộc thảo luận kéo dài hai ngày, trong đó, các thẩm phán sẽ nghe 15 nhân chứng (cả ủng hộ lẫn phản đối dự luật này) để ra phán quyết xem liệu dự luật sửa đổi hiến pháp được chính phủ bảo trợ có vi hiến hay không, và liệu dự luật sửa đổi hiến pháp có phải là một âm mưu lật đổ quyền lực lãnh đạo mang tính dân chủ với Vua Thái Lan là người đứng đầu nhà nước hay không, hoặc liệu có âm mưu tiếm quyền bằng những phương thức vi hiến như từng bị các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ kiến nghị hay không.
Dự luật sửa đổi hiến pháp, do đảng Pheu Thai cầm quyền khởi xướng, được cho là để tìm cách minh oan cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ vào năm 2006.
Theo giới phân tích, trong trường hợp Tòa án Hiến pháp Thái Lan nhận thấy dự luật sửa đổi hiến pháp đe dọa nền quân chủ của Thái Lan, điều đó sẽ dẫn tới việc giải tán đảng Pheu Thai cầm quyền, mặc dù đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra không nhất thiết phải từ chức, và điều đó cũng có nguy cơ làm gia tăng tình trạng bất ổn ở xứ sở Chùa Vàng này.
Theo báo chí Thái Lan, Tòa án Hiến pháp chưa thể đưa ra bất cứ phán quyết nào trong ngày 6/7./.
(TTXVN)