Trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã đi thăm kiểm tra tình hình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng - những địa danh gắn với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng, đạt nhiều thành tựu kinh tế xã hội trong thời gian qua.
Mở đầu chương trình "Về nguồn," ngày 19/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên. Trước những đổi thay nhiều mặt của vùng đất "ATK kháng chiến," Chủ tịch nước chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền Thái Nguyên cần đổi mới môi trường đầu tư, xác định thế mạnh, đồng thời vận dụng linh hoạt chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng tỉnh trở thành trung tâm của vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc Bộ.
Chủ tịch nước cho rằng, đất nước đã trải qua nửa nhiệm kỳ Đại hội với nhiều phần việc phải khẩn trương thực hiện. Những tác động từ khó khăn chung của kinh tế quốc tế và trong nước đang ảnh hưởng tới mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đặt ra. Với tỉnh Thái Nguyên trong nửa nhiệm kỳ dự kiến đạt 12/18 chỉ tiêu là nỗ lực lớn. Tuy nhiên, 6 chỉ tiêu còn lại gồm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, xây dựng nông thôn mới là những nội dung quan trọng cần phải tập trung cao độ, khẩn trương, mạnh hơn nữa để hoàn thành.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, với vị trí kết nối Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, án ngữ nhiều nút giao thông thủy bộ quan trọng, Thái Nguyên không thể để kéo dài tình trạng thi công dang dở những công trình giao thông huyết mạch. Trước mắt cần rà soát lại quy trình tìm ra vướng mắc cản trở tiến độ công trình. Nếu trách nhiệm thuộc về địa phương trong giải phóng mặt bằng, cần nhanh chóng giải quyết thông thoáng, nếu trách nhiệm thuộc về các Bộ ngành, hoặc các doanh nghiệp thi công, cần tập trung phối hợp tháo gỡ; cấp thiết đảm bảo tiến độ các tuyến cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên, Quốc lộ 3, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và vận chuyển hàng hóa.
Chủ tịch nước nêu rõ, Thái Nguyên cần phải kiên trì trong việc xác định ngành nghề thế mạnh, tránh đầu tư dàn trải, tập trung nguồn lực phát triển. Từng có thế mạnh về công nghiệp chế tạo, Thái Nguyên trong quá trình thu hút đầu tư cần lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp, có khả năng hợp tác với doanh nghiệp địa phương, nhằm tạo thành chuỗi liên kết, phát triển công nghiệp phụ trợ, từ đó tiếp thu công nghệ, hạn chế gia công, tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp cạnh tranh.
Đề cập vấn đề xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng vận dụng nên linh hoạt, không phải rập khuôn bắt buộc phải thực hiện đúng 19 tiêu chí. Địa phương cần xác định những tiêu chí cụ thể nào phù hợp, huy động nguồn lực xã hội, để thực hiện đạt hiệu quả nhất. Tự hào là quê hương của cách mạng, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh một lòng tin yêu Đảng, trung tâm công nghiệp lớn qua các thời kỳ của cả miền Bắc, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều tỉnh thành, Thái Nguyên cần cải thiện môi trường đầu tư, tạo được thiện cảm của các doanh nghiệp đầu tư đến hoạt động.
Ghi nhận những kết quả trong công tác đảm bảo an ninh chính trị và cải cách tư pháp, Chủ tịch nước lưu ý các cấp, các ngành Thái Nguyên cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, gắn với củng cố kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đoàn kết.
Báo cáo Chủ tịch nước về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Đình Phách cho biết trong bối cảnh khó khăn chung, Thái Nguyên đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì sản xuất, bình ổn thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp, chăm lo cuộc sống người dân.
Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp trong đó tập trung chỉ đạo rà soát, đình giãn, hoãn các dự án đầu tư chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ một số công trình trọng điểm, tăng cường công tác kiểm soát giá cả hàng hóa dịch vụ và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 của Thái Nguyên đạt 5,3%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,9%; thu ngân sách đạt gần 2.300 tỷ đồng đạt hơn 60% dự toán, tạo việc làm mới cho hơn 12.600 lao động. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh tăng 40 bậc tạo được đột phá trong thu hút đầu tư.
Nổi bật trong các tháng đầu năm 2013, Thái Nguyên đã thu hút dự án đầu tư Tổ hợp công nghệ cao của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tại với tổng số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD tại Khu công nghiệp Yên Bình, trở thành điểm sáng về kêu gọi FDI ... Cùng với huy động được hơn 3.200 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nông nghiệp, nông thôn, Thái Nguyên cùng làm tốt công tác, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Tại buổi làm việc, với tinh thần thẳng thắn nhìn nhận những việc chưa làm được, các thành viên của Đoàn công tác đã cùng lãnh đạo các ban ngành tỉnh chỉ ra các hạn chế tồn tại như đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; chương trình xây dựng nông thôn mới còn bất cập về tổ chức, hạn chế về nguồn lực. Tình trạng suy giảm kinh tế cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. So với mục tiêu đề ra, hiện tỉnh có một số chỉ tiêu khó có khả năng hoàn thành.
Tỉnh Thái Nguyên đề nghị Chủ tịch nước, các bộ, ngành trung ương quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên phát triển thành một trong những trung tâm vùng về kinh tế, y tế, đào tạo; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm; cân đối vốn hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh thực hiện đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hóa...
Cùng ngày, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi điều kiện sinh hoạt, lao động của công nhân Hợp tác xã công nghiệp và vận tải Chiến Công và Công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG, làm việc với lãnh đạo Ban quản lý Khu công nghiệp Sông Công.
Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã lắng ý kiến của đại diện Ban Quản lý Khu công nghiệp về những nội dung liên quan đến nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội tạo ra từ các dự án hoạt động trong khu công nghiệp còn thấp chưa xứng với mức độ sử dụng và khai thác nguồn lực; quá trình đầu tư thiết bị công nghệ một số nhà máy còn hạn chế, dẫn đến trong quá trình hoạt động còn phát sinh những sự cố về môi trường.
Lắng nghe những kiến nghị các đại biểu về đề xuất sửa đổi, ban hành cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư, Chủ tịch nước đề nghị các thành viên của đoàn công tác trao đổi kỹ hơn để có cách làm sáng tạo, phát huy thế mạnh của địa phương, tạo bước đột phá đưa Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp, theo hướng hiện đại trước năm 2020./.
Mở đầu chương trình "Về nguồn," ngày 19/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên. Trước những đổi thay nhiều mặt của vùng đất "ATK kháng chiến," Chủ tịch nước chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền Thái Nguyên cần đổi mới môi trường đầu tư, xác định thế mạnh, đồng thời vận dụng linh hoạt chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng tỉnh trở thành trung tâm của vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc Bộ.
Chủ tịch nước cho rằng, đất nước đã trải qua nửa nhiệm kỳ Đại hội với nhiều phần việc phải khẩn trương thực hiện. Những tác động từ khó khăn chung của kinh tế quốc tế và trong nước đang ảnh hưởng tới mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đặt ra. Với tỉnh Thái Nguyên trong nửa nhiệm kỳ dự kiến đạt 12/18 chỉ tiêu là nỗ lực lớn. Tuy nhiên, 6 chỉ tiêu còn lại gồm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, xây dựng nông thôn mới là những nội dung quan trọng cần phải tập trung cao độ, khẩn trương, mạnh hơn nữa để hoàn thành.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, với vị trí kết nối Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, án ngữ nhiều nút giao thông thủy bộ quan trọng, Thái Nguyên không thể để kéo dài tình trạng thi công dang dở những công trình giao thông huyết mạch. Trước mắt cần rà soát lại quy trình tìm ra vướng mắc cản trở tiến độ công trình. Nếu trách nhiệm thuộc về địa phương trong giải phóng mặt bằng, cần nhanh chóng giải quyết thông thoáng, nếu trách nhiệm thuộc về các Bộ ngành, hoặc các doanh nghiệp thi công, cần tập trung phối hợp tháo gỡ; cấp thiết đảm bảo tiến độ các tuyến cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên, Quốc lộ 3, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và vận chuyển hàng hóa.
Chủ tịch nước nêu rõ, Thái Nguyên cần phải kiên trì trong việc xác định ngành nghề thế mạnh, tránh đầu tư dàn trải, tập trung nguồn lực phát triển. Từng có thế mạnh về công nghiệp chế tạo, Thái Nguyên trong quá trình thu hút đầu tư cần lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp, có khả năng hợp tác với doanh nghiệp địa phương, nhằm tạo thành chuỗi liên kết, phát triển công nghiệp phụ trợ, từ đó tiếp thu công nghệ, hạn chế gia công, tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp cạnh tranh.
Đề cập vấn đề xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng vận dụng nên linh hoạt, không phải rập khuôn bắt buộc phải thực hiện đúng 19 tiêu chí. Địa phương cần xác định những tiêu chí cụ thể nào phù hợp, huy động nguồn lực xã hội, để thực hiện đạt hiệu quả nhất. Tự hào là quê hương của cách mạng, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh một lòng tin yêu Đảng, trung tâm công nghiệp lớn qua các thời kỳ của cả miền Bắc, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều tỉnh thành, Thái Nguyên cần cải thiện môi trường đầu tư, tạo được thiện cảm của các doanh nghiệp đầu tư đến hoạt động.
Ghi nhận những kết quả trong công tác đảm bảo an ninh chính trị và cải cách tư pháp, Chủ tịch nước lưu ý các cấp, các ngành Thái Nguyên cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, gắn với củng cố kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đoàn kết.
Báo cáo Chủ tịch nước về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Đình Phách cho biết trong bối cảnh khó khăn chung, Thái Nguyên đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì sản xuất, bình ổn thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp, chăm lo cuộc sống người dân.
Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp trong đó tập trung chỉ đạo rà soát, đình giãn, hoãn các dự án đầu tư chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ một số công trình trọng điểm, tăng cường công tác kiểm soát giá cả hàng hóa dịch vụ và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 của Thái Nguyên đạt 5,3%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,9%; thu ngân sách đạt gần 2.300 tỷ đồng đạt hơn 60% dự toán, tạo việc làm mới cho hơn 12.600 lao động. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh tăng 40 bậc tạo được đột phá trong thu hút đầu tư.
Nổi bật trong các tháng đầu năm 2013, Thái Nguyên đã thu hút dự án đầu tư Tổ hợp công nghệ cao của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tại với tổng số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD tại Khu công nghiệp Yên Bình, trở thành điểm sáng về kêu gọi FDI ... Cùng với huy động được hơn 3.200 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nông nghiệp, nông thôn, Thái Nguyên cùng làm tốt công tác, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Tại buổi làm việc, với tinh thần thẳng thắn nhìn nhận những việc chưa làm được, các thành viên của Đoàn công tác đã cùng lãnh đạo các ban ngành tỉnh chỉ ra các hạn chế tồn tại như đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; chương trình xây dựng nông thôn mới còn bất cập về tổ chức, hạn chế về nguồn lực. Tình trạng suy giảm kinh tế cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. So với mục tiêu đề ra, hiện tỉnh có một số chỉ tiêu khó có khả năng hoàn thành.
Tỉnh Thái Nguyên đề nghị Chủ tịch nước, các bộ, ngành trung ương quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên phát triển thành một trong những trung tâm vùng về kinh tế, y tế, đào tạo; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm; cân đối vốn hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh thực hiện đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hóa...
Cùng ngày, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi điều kiện sinh hoạt, lao động của công nhân Hợp tác xã công nghiệp và vận tải Chiến Công và Công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG, làm việc với lãnh đạo Ban quản lý Khu công nghiệp Sông Công.
Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã lắng ý kiến của đại diện Ban Quản lý Khu công nghiệp về những nội dung liên quan đến nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội tạo ra từ các dự án hoạt động trong khu công nghiệp còn thấp chưa xứng với mức độ sử dụng và khai thác nguồn lực; quá trình đầu tư thiết bị công nghệ một số nhà máy còn hạn chế, dẫn đến trong quá trình hoạt động còn phát sinh những sự cố về môi trường.
Lắng nghe những kiến nghị các đại biểu về đề xuất sửa đổi, ban hành cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư, Chủ tịch nước đề nghị các thành viên của đoàn công tác trao đổi kỹ hơn để có cách làm sáng tạo, phát huy thế mạnh của địa phương, tạo bước đột phá đưa Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp, theo hướng hiện đại trước năm 2020./.
Hoàng Giang-Thảo Nguyên (TTXVN)