Trong một diễn đàn kinh doanh trước các nhà đầu tư châu Âu gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết nước này có vị trí rất thuận lợi trong việc kết nối Cộng đồng ASEAN và vượt xa hơn nữa.
Phần dài nhất của cả ba hành lang kinh tế chính nằm dọc trên đất Thái. Ba hành lang kinh tế nói trên bao gồm Hành lang kinh tế Đông-Tây, kết nối Myanmar và Việt Nam thông qua Thái Lan và Lào; Hành lang kinh tế Bắc-Nam, nối miền Nam Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan; Hành lang kinh tế miền Nam, chạy từ Việt Nam thông qua Campuchia và Thái Lan tới Singapore.
Theo ông Surapong, phát triển được cảng nước sâu Dawei tại Myanmar sẽ kết nối Ấn Độ Dương với Biển Đông và đi tới Thái Bình Dương thông qua bờ biển phía Đông Thái Lan. Thái Lan cũng phát triển cả đường sắt cao tốc kết nối với Lào và Trung Quốc. Dự án này sẽ cho phép các sản phẩm được chuyển tới bán tại khu vực ASEAN hoặc thậm chí xa hơn nữa một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
ASEAN đã trở thành một cơ sở sản xuất và cũng là một thị trường lớn gồm hơn 600 triệu dân. Thái Lan đã bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), mở ra cơ hội tiếp cận thị trường ASEAN một cách dễ dàng hơn đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Đặc biệt trong chuyến thăm Ba Lan gần đây của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, hai nước đã nhất trí tăng cường quan hệ thương mại song phương và sẵn sàng đóng vai trò cửa ngõ của khu vực ASEAN hay Trung Âu để đối tác có thể tiếp cận dễ dàng.
Hai bên cũng đã vạch ra các nhân tố, góp phần phát triển quan hệ kinh tế một cách lâu dài. Một trong những nhân tố này là việc kết nối Thái Lan và Ba Lan thông qua tuyến đường sắt Á-Âu. Ba Lan có thể sẽ trở thành trung tâm vận tải và hậu cần của châu Âu vào năm 2020 và họ đang xem xét xây dựng tuyến đường sắt kết nối Thành Đô (Trung Quốc) với Lodz của Ba Lan.
Phía Thái Lan tỏ ra đặc biệt quan tâm tới dự án kết nối Á-Âu này, đặc biệt là khi Thái Lan đang có dự án đường sắt cao tốc nối Bangkok với Lào, quốc gia có thể kết nối với Trung Quốc. Thông qua tuyến đường này, Thái Lan sẽ kết nối được với Ba Lan, Nga và các nước châu Âu khác và ngược lại Ba Lan cũng sẽ trực tiếp tiếp cận được thị trường ASEAN trong tương lai.
Bên cạnh việc kết nối khu vực, hai bên cũng nhất trí xúc tiến nâng thương mại hai chiều lên một tỷ USD trong năm năm tới. Hai bên dự kiến sẽ kết thúc các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do vào năm 2014, trùng với thời điểm triển khai tự do hóa thương mại giữa Thái Lan với Liên minh châu Âu. Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên sẽ đóng góp cho quan hệ đối tác kinh tế giữa Thái Lan và Ba Lan.
Ông Surapong cũng chỉ ra rằng chính sách khuyến khích tiêu dùng và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan đã cho phép kinh tế nước này tăng trưởng với tỷ lệ cao như mong muốn, khoảng 6,4% trong năm 2012, trong khi vẫn duy trì được tỷ lệ nợ công vào khoảng trên 40% GDP. Ngoài ra, Thái Lan dự kiến sẽ đầu tư khoảng 49 tỷ euro vào cơ sở hạ tầng giao thông và 9 tỷ euro vào các dự án quản lý nguồn nước.
Một khi các dự án này hoàn thành, việc đầu tư nước ngoài vào khu vực trung tâm công nghiệp của đất nước sẽ được bảo vệ hoàn toàn trước những cơn đại hồng thủy như từng xảy ra vào cuối năm 2011.
Châu Á, đặc biệt là khu vực ASEAN, đã có được tăng trưởng kinh tế cao và một khi châu Á và châu Âu phối hợp được với nhau, hai khu vực này sẽ trở thành động lực tăng trưởng, giúp kinh tế thế giới vượt qua được những khó khăn hiện nay./.
Phần dài nhất của cả ba hành lang kinh tế chính nằm dọc trên đất Thái. Ba hành lang kinh tế nói trên bao gồm Hành lang kinh tế Đông-Tây, kết nối Myanmar và Việt Nam thông qua Thái Lan và Lào; Hành lang kinh tế Bắc-Nam, nối miền Nam Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan; Hành lang kinh tế miền Nam, chạy từ Việt Nam thông qua Campuchia và Thái Lan tới Singapore.
Theo ông Surapong, phát triển được cảng nước sâu Dawei tại Myanmar sẽ kết nối Ấn Độ Dương với Biển Đông và đi tới Thái Bình Dương thông qua bờ biển phía Đông Thái Lan. Thái Lan cũng phát triển cả đường sắt cao tốc kết nối với Lào và Trung Quốc. Dự án này sẽ cho phép các sản phẩm được chuyển tới bán tại khu vực ASEAN hoặc thậm chí xa hơn nữa một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
ASEAN đã trở thành một cơ sở sản xuất và cũng là một thị trường lớn gồm hơn 600 triệu dân. Thái Lan đã bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), mở ra cơ hội tiếp cận thị trường ASEAN một cách dễ dàng hơn đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Đặc biệt trong chuyến thăm Ba Lan gần đây của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, hai nước đã nhất trí tăng cường quan hệ thương mại song phương và sẵn sàng đóng vai trò cửa ngõ của khu vực ASEAN hay Trung Âu để đối tác có thể tiếp cận dễ dàng.
Hai bên cũng đã vạch ra các nhân tố, góp phần phát triển quan hệ kinh tế một cách lâu dài. Một trong những nhân tố này là việc kết nối Thái Lan và Ba Lan thông qua tuyến đường sắt Á-Âu. Ba Lan có thể sẽ trở thành trung tâm vận tải và hậu cần của châu Âu vào năm 2020 và họ đang xem xét xây dựng tuyến đường sắt kết nối Thành Đô (Trung Quốc) với Lodz của Ba Lan.
Phía Thái Lan tỏ ra đặc biệt quan tâm tới dự án kết nối Á-Âu này, đặc biệt là khi Thái Lan đang có dự án đường sắt cao tốc nối Bangkok với Lào, quốc gia có thể kết nối với Trung Quốc. Thông qua tuyến đường này, Thái Lan sẽ kết nối được với Ba Lan, Nga và các nước châu Âu khác và ngược lại Ba Lan cũng sẽ trực tiếp tiếp cận được thị trường ASEAN trong tương lai.
Bên cạnh việc kết nối khu vực, hai bên cũng nhất trí xúc tiến nâng thương mại hai chiều lên một tỷ USD trong năm năm tới. Hai bên dự kiến sẽ kết thúc các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do vào năm 2014, trùng với thời điểm triển khai tự do hóa thương mại giữa Thái Lan với Liên minh châu Âu. Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên sẽ đóng góp cho quan hệ đối tác kinh tế giữa Thái Lan và Ba Lan.
Ông Surapong cũng chỉ ra rằng chính sách khuyến khích tiêu dùng và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan đã cho phép kinh tế nước này tăng trưởng với tỷ lệ cao như mong muốn, khoảng 6,4% trong năm 2012, trong khi vẫn duy trì được tỷ lệ nợ công vào khoảng trên 40% GDP. Ngoài ra, Thái Lan dự kiến sẽ đầu tư khoảng 49 tỷ euro vào cơ sở hạ tầng giao thông và 9 tỷ euro vào các dự án quản lý nguồn nước.
Một khi các dự án này hoàn thành, việc đầu tư nước ngoài vào khu vực trung tâm công nghiệp của đất nước sẽ được bảo vệ hoàn toàn trước những cơn đại hồng thủy như từng xảy ra vào cuối năm 2011.
Châu Á, đặc biệt là khu vực ASEAN, đã có được tăng trưởng kinh tế cao và một khi châu Á và châu Âu phối hợp được với nhau, hai khu vực này sẽ trở thành động lực tăng trưởng, giúp kinh tế thế giới vượt qua được những khó khăn hiện nay./.
Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)