Theo Tân Hoa xã, Chính phủ Thái Lan đã quyết định thành lập một nhóm phát ngônviên nhằm xử lý vấn đề biên giới tranh chấp giữa nước này và Campuchia. Nhóm nàygồm ba thành phần dân sự, cảnh sát và quân đội.
Tư lệnh Không quân Thái Lan, Đại tướng Prajin Jantong, ngày 2/1 cho hay Thủtướng Yingluck Shinawatra đã nhất trí thành lập một nhóm phát ngôn viên để xử lýrắc rối liên quan đến khu vực tranh chấp quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc gặp đầu năm mới giữa Thủ tướng Yingluck, Bộtrưởng Quốc phòng Sukumpol Suwanatat với các tướng lĩnh cấp cao trong quân độivà cảnh sát. Nhóm phát ngôn viên Preah Vihear này sẽ có nhiệm vụ tăng cường thêmsự hiểu biết trong công chúng liên quan tới vấn đề tranh chấp biên giới vớiCampuchia, như cung cấp thông tin liên quan tới tiến trình giải tỏa những tranhchấp mà Chính phủ Thái Lan đang thực hiện.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul, Chính phủ Thái Lanđã chuẩn bị sẵn sàng để tranh luận tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) khi các quanchức Thái Lan và Campuchia được triệu tập để trình bày về vấn đề này từ ngày15-19/4 tới. Thái Lan và Campuchia vẫn đang thảo luận và phối hợp với nhau theoyêu cầu của ICJ.
Năm 2011, Campuchia đã đề nghị ICJ làm rõ phán quyết năm 1962, theo đó công nhậnquyền sở hữu của Phnom Penh đối với ngôi đền Preah Vihear. Tuy nhiên kể từ đó,hai nước liên tiếp có tranh chấp liên quan tới ngôi đền này.
Dự kiến, tòa án sẽ ra phán quyết cuối cùng vào khoảng tháng 10/2013.
[CPC sẵn sàng điều trần về tranh chấp với Thái Lan]
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 3/1 đã kêu gọi ngườidân nước này và người Thái dọc khu vực biên giới chung sống hòa thuận để xây vựcmột đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Phát biểu tại buổi lễ chúc mừng những thành tựu ở tỉnh miền Tây Pailin giáp biêngiới với tỉnh Chanthaburi của Thái Lan, ông Hun Sen nói: "Chính quyền các tỉnhbiên giới của hai nước nên nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp cho người dân haibên nhằm thực hiện hóa chính sách của hai chính phủ. Tôi mong muốn được thấyngười dân dọc khu vực biên giới sống hòa bình mà không phải lo lắng về các vụđấu súng hay cháy nhà."
Ông Hun Sen đồng thời hối thúc "các tỉnh trưởng, chính quyền các cấp và lựclượng vũ trang của hai tỉnh biên giới thân thiện và cùng nhau xây dựng một đườngbiên giới hòa bình, hợp tác."
Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen cũng đã cảnh báo rằng phía Thái Lan không nênthường xuyên đóng cửa các cửa khẩu biên giới. Ông bày tỏ: "Hãy thận trọng, nếucác bạn (giới chức Thái Lan) đóng cửa biên giới và Campuchia đồng thời có độngthái tương tự, Bangkok sẽ bị thiệt hại do kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sangCampuchia đạt hơn 2 tỷ USD/năm, trong khi hàng hóa xuất khẩu của Camphuchia sangThái Lan chỉ đạt khoảng 200 triệu USD/năm.
Campuchia có chung 805km biên giới với Thái Lan ở phía Tây và Tây Bắc./.
Tư lệnh Không quân Thái Lan, Đại tướng Prajin Jantong, ngày 2/1 cho hay Thủtướng Yingluck Shinawatra đã nhất trí thành lập một nhóm phát ngôn viên để xử lýrắc rối liên quan đến khu vực tranh chấp quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc gặp đầu năm mới giữa Thủ tướng Yingluck, Bộtrưởng Quốc phòng Sukumpol Suwanatat với các tướng lĩnh cấp cao trong quân độivà cảnh sát. Nhóm phát ngôn viên Preah Vihear này sẽ có nhiệm vụ tăng cường thêmsự hiểu biết trong công chúng liên quan tới vấn đề tranh chấp biên giới vớiCampuchia, như cung cấp thông tin liên quan tới tiến trình giải tỏa những tranhchấp mà Chính phủ Thái Lan đang thực hiện.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul, Chính phủ Thái Lanđã chuẩn bị sẵn sàng để tranh luận tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) khi các quanchức Thái Lan và Campuchia được triệu tập để trình bày về vấn đề này từ ngày15-19/4 tới. Thái Lan và Campuchia vẫn đang thảo luận và phối hợp với nhau theoyêu cầu của ICJ.
Năm 2011, Campuchia đã đề nghị ICJ làm rõ phán quyết năm 1962, theo đó công nhậnquyền sở hữu của Phnom Penh đối với ngôi đền Preah Vihear. Tuy nhiên kể từ đó,hai nước liên tiếp có tranh chấp liên quan tới ngôi đền này.
Dự kiến, tòa án sẽ ra phán quyết cuối cùng vào khoảng tháng 10/2013.
[CPC sẵn sàng điều trần về tranh chấp với Thái Lan]
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 3/1 đã kêu gọi ngườidân nước này và người Thái dọc khu vực biên giới chung sống hòa thuận để xây vựcmột đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Phát biểu tại buổi lễ chúc mừng những thành tựu ở tỉnh miền Tây Pailin giáp biêngiới với tỉnh Chanthaburi của Thái Lan, ông Hun Sen nói: "Chính quyền các tỉnhbiên giới của hai nước nên nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp cho người dân haibên nhằm thực hiện hóa chính sách của hai chính phủ. Tôi mong muốn được thấyngười dân dọc khu vực biên giới sống hòa bình mà không phải lo lắng về các vụđấu súng hay cháy nhà."
Ông Hun Sen đồng thời hối thúc "các tỉnh trưởng, chính quyền các cấp và lựclượng vũ trang của hai tỉnh biên giới thân thiện và cùng nhau xây dựng một đườngbiên giới hòa bình, hợp tác."
Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen cũng đã cảnh báo rằng phía Thái Lan không nênthường xuyên đóng cửa các cửa khẩu biên giới. Ông bày tỏ: "Hãy thận trọng, nếucác bạn (giới chức Thái Lan) đóng cửa biên giới và Campuchia đồng thời có độngthái tương tự, Bangkok sẽ bị thiệt hại do kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sangCampuchia đạt hơn 2 tỷ USD/năm, trong khi hàng hóa xuất khẩu của Camphuchia sangThái Lan chỉ đạt khoảng 200 triệu USD/năm.
Campuchia có chung 805km biên giới với Thái Lan ở phía Tây và Tây Bắc./.
(Vietnam+)