Ngày 10/10, Viện công tố Thái Lan đã chính thức bác bỏ cáo buộc khủng bố đối với cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra liên quan đến cuộc biểu tình chính trị tại Bangkok năm 2010.
Tân Tổng trưởng lý Attapol Yaisawang cho biết, quyết định trên đã được người tiền nhiệm của ông đưa ra theo đề xuất của Cục điều tra đặc biệt (DSI).
Ông Thaksin đã bị nghi ngờ câu kết với 23 lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) hay còn gọi là lực lượng Áo đỏ, gây bạo loạn trong thời gian Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cầm quyền.
Kết quả điều tra của DSI khi đó cũng cho rằng, vị cựu thủ tướng này đã thông qua kênh video trực tuyến và mạng xã hội Twitter từ nước ngoài xúi giục người dân Bangkok và trên cả nước đấu tranh, công kích chính phủ Surayuth Chulanond và Abhisit Vejjajiva nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Thaksin năm 2006.
Theo quyết định của Viện công tố, Thaksin đã không thuyết phục người biểu tình tiến hành việc đốt phá các tòa nhà chính quyền, trụ sở sứ quán, lãnh sự quán, cũng như xúi giục người dân bãi bỏ Hiến pháp một cách bất hợp pháp.
Bạo lực xảy ra tại giao lộ Rajprasong ở Bangkok bắt nguồn từ chỉ thị của chính phủ yêu cầu quân đội gây sức ép lên cuộc biểu tình, bao vây trại biểu tình bằng xe bọc thép và sử dụng vũ khí quân dụng gây nhiều thương vong.
Không có thông tin cho thấy cựu thủ tướng Thaksin liên quan tới các vụ việc trên. Thiếu bằng chứng xác đáng quy kết Thaksin thực hiện việc xúi giục người dân gây bạo loạn hay tài trợ khủng bố.
Tổng trưởng lý Attapol cho biết, các kết luận trên cũng đồng thuận với ý kiến của DSI và ủy ban công tố. Tuy nhiên chỉ ông mới có thẩm quyền ra quyết định đối với các vụ việc mà bị can đang định cư ở nước ngoài./.
Tân Tổng trưởng lý Attapol Yaisawang cho biết, quyết định trên đã được người tiền nhiệm của ông đưa ra theo đề xuất của Cục điều tra đặc biệt (DSI).
Ông Thaksin đã bị nghi ngờ câu kết với 23 lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) hay còn gọi là lực lượng Áo đỏ, gây bạo loạn trong thời gian Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cầm quyền.
Kết quả điều tra của DSI khi đó cũng cho rằng, vị cựu thủ tướng này đã thông qua kênh video trực tuyến và mạng xã hội Twitter từ nước ngoài xúi giục người dân Bangkok và trên cả nước đấu tranh, công kích chính phủ Surayuth Chulanond và Abhisit Vejjajiva nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Thaksin năm 2006.
Theo quyết định của Viện công tố, Thaksin đã không thuyết phục người biểu tình tiến hành việc đốt phá các tòa nhà chính quyền, trụ sở sứ quán, lãnh sự quán, cũng như xúi giục người dân bãi bỏ Hiến pháp một cách bất hợp pháp.
Bạo lực xảy ra tại giao lộ Rajprasong ở Bangkok bắt nguồn từ chỉ thị của chính phủ yêu cầu quân đội gây sức ép lên cuộc biểu tình, bao vây trại biểu tình bằng xe bọc thép và sử dụng vũ khí quân dụng gây nhiều thương vong.
Không có thông tin cho thấy cựu thủ tướng Thaksin liên quan tới các vụ việc trên. Thiếu bằng chứng xác đáng quy kết Thaksin thực hiện việc xúi giục người dân gây bạo loạn hay tài trợ khủng bố.
Tổng trưởng lý Attapol cho biết, các kết luận trên cũng đồng thuận với ý kiến của DSI và ủy ban công tố. Tuy nhiên chỉ ông mới có thẩm quyền ra quyết định đối với các vụ việc mà bị can đang định cư ở nước ngoài./.
Lê Minh Hưởng/Bangkok (Vietnam+)