Ngày 19/10, Chính phủ Thái Lan đã quyết định gia hạn thêm ba tháng lệnh tình trạng khẩn cấp tại khu vực miền Nam đầy bất ổn.
Lệnh tình trạng khẩn cấp được Chính phủ Thái Lan ban bố lần đầu tiên tại ba tỉnh miền Nam là Yala, Pattani và Narathiwat vào năm 2005, gần một năm sau khi các súng tình nghi Hồi giáo cực đoan phát động cuộc chiến đòi ly khai.
Cuộc chiến đã gây nhiều vụ bạo lực dẫn đến đổ máu tại khu vực miền Nam của nước này, trong đó chủ yếu nhằm vào dân thường là các tín đồ Hồi giáo, Phật giáo, và nhân viên an ninh.
Trong sáu năm qua, bạo lực ly khai ở miền Nam Thái Lan đã khiến gần 4.400 người thiệt mạng và hơn 7.000 người bị thương.
Yala, Pattani và Narathiwat là những tỉnh có người Hồi giáo chiếm đa số. Lệnh tình trạng khẩn cấp cấm tụ tập ở nơi công cộng quá 5 người và trao cho lực lượng an ninh quyền bắt giữ các nghi can trong vòng 30 ngày mà không cần buộc tội./.
Lệnh tình trạng khẩn cấp được Chính phủ Thái Lan ban bố lần đầu tiên tại ba tỉnh miền Nam là Yala, Pattani và Narathiwat vào năm 2005, gần một năm sau khi các súng tình nghi Hồi giáo cực đoan phát động cuộc chiến đòi ly khai.
Cuộc chiến đã gây nhiều vụ bạo lực dẫn đến đổ máu tại khu vực miền Nam của nước này, trong đó chủ yếu nhằm vào dân thường là các tín đồ Hồi giáo, Phật giáo, và nhân viên an ninh.
Trong sáu năm qua, bạo lực ly khai ở miền Nam Thái Lan đã khiến gần 4.400 người thiệt mạng và hơn 7.000 người bị thương.
Yala, Pattani và Narathiwat là những tỉnh có người Hồi giáo chiếm đa số. Lệnh tình trạng khẩn cấp cấm tụ tập ở nơi công cộng quá 5 người và trao cho lực lượng an ninh quyền bắt giữ các nghi can trong vòng 30 ngày mà không cần buộc tội./.
(TTXVN/Vietnam+)