Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục thực hiện chương trình mua tạm trữ lúa gạo trong năm nay bất chấp những ý kiến cho rằng chương trình này đang tạo ra gánh nặng đối với ngân sách của Chính phủ và làm giảm kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này trong bối cảnh gạo tồn kho vẫn đang chất đống trong các kho dự trữ.
Hãng tin Reuters ngày 27/5 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này và qua đó, chúng tôi muốn tiếp tục hỗ trợ nông dân.”
Thái Lan đã bắt đầu thực hiện chương trình mua tạm trữ lúa gạo kể từ tháng 10/2011 với mục đích đảm bảo thu nhập cho nông dân thông qua việc mua thóc với giá cao hơn giá thị trường quốc tế.
Theo chương trình trên, Chính phủ Thái Lan sẽ trả 15.000 baht/tấn thóc, cao hơn 50% so với giá thị trường. Kể từ khi triển khai chương trình này, Chính phủ Thái Lan đã chi 410 tỷ baht (13,7 tỷ USD) để mua tạm trữ thóc.
Tuy nhiên, chương trình này đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên cao. Giá gạo trắng loại thường xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên 550 USD/tấn, cao hơn khoảng 170 USD/tấn so với giá chào bán của các nước xuất khẩu gạo khác ở châu Á như Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan. Hậu quả là Thái Lan đã để mất vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào tay Ấn Độ.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm từ 10,6 triệu tấn trong năm 2011 xuống còn 6,9 triệu tấn. Các nhà phân tích và quan chức công nghiệp ước tính cho đến nay, chương trình này đã gây thiệt hại ít nhất 6 tỷ USD cho Thái Lan.
Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Boonsong, Thái Lan vẫn có thể tài trợ cho chương trình này thông qua việc bán gạo cho chính phủ các nước khác theo các thỏa thuận liên chính phủ.
Chính phủ Thái Lan cho biết họ đã bán được 7,3 triệu tấn gạo trong kho dự trữ cho các chính phủ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Bangladesh và Philippines.
Tuy nhiên, theo Reuters, tất cả các khách hàng đều bác bỏ thỏa thuận này, trong khi các doanh nghiệp thương mại cho biết hoạt động tại các cảng không cho thấy việc giao hàng với số lượng lớn như vậy.
Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà phân tích cho rằng việc Thái Lan tiếp tục thực hiện chương trình mua tạm trữ lúa gạo sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu gạo khác, trong đó có Việt Nam.
Các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất gạo của Thái Lan như Việt Nam và Ấn Độ đã thế vào khoảng trống do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan để lại trên thị trường. Tuy nhiên, họ đang theo dõi sát sao các động thái của Chính phủ Thái Lan trong trường hợp quốc gia Đông Nam Á này buộc phải bán rẻ hàng triệu tấn gạo ra thị trường toàn cầu, vốn đang ở trong tình trạng thừa mứa nguồn hàng, và đẩy giá gạo thế giới đi xuống./.
Hãng tin Reuters ngày 27/5 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này và qua đó, chúng tôi muốn tiếp tục hỗ trợ nông dân.”
Thái Lan đã bắt đầu thực hiện chương trình mua tạm trữ lúa gạo kể từ tháng 10/2011 với mục đích đảm bảo thu nhập cho nông dân thông qua việc mua thóc với giá cao hơn giá thị trường quốc tế.
Theo chương trình trên, Chính phủ Thái Lan sẽ trả 15.000 baht/tấn thóc, cao hơn 50% so với giá thị trường. Kể từ khi triển khai chương trình này, Chính phủ Thái Lan đã chi 410 tỷ baht (13,7 tỷ USD) để mua tạm trữ thóc.
Tuy nhiên, chương trình này đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên cao. Giá gạo trắng loại thường xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên 550 USD/tấn, cao hơn khoảng 170 USD/tấn so với giá chào bán của các nước xuất khẩu gạo khác ở châu Á như Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan. Hậu quả là Thái Lan đã để mất vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào tay Ấn Độ.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm từ 10,6 triệu tấn trong năm 2011 xuống còn 6,9 triệu tấn. Các nhà phân tích và quan chức công nghiệp ước tính cho đến nay, chương trình này đã gây thiệt hại ít nhất 6 tỷ USD cho Thái Lan.
Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Boonsong, Thái Lan vẫn có thể tài trợ cho chương trình này thông qua việc bán gạo cho chính phủ các nước khác theo các thỏa thuận liên chính phủ.
Chính phủ Thái Lan cho biết họ đã bán được 7,3 triệu tấn gạo trong kho dự trữ cho các chính phủ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Bangladesh và Philippines.
Tuy nhiên, theo Reuters, tất cả các khách hàng đều bác bỏ thỏa thuận này, trong khi các doanh nghiệp thương mại cho biết hoạt động tại các cảng không cho thấy việc giao hàng với số lượng lớn như vậy.
Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà phân tích cho rằng việc Thái Lan tiếp tục thực hiện chương trình mua tạm trữ lúa gạo sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu gạo khác, trong đó có Việt Nam.
Các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất gạo của Thái Lan như Việt Nam và Ấn Độ đã thế vào khoảng trống do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan để lại trên thị trường. Tuy nhiên, họ đang theo dõi sát sao các động thái của Chính phủ Thái Lan trong trường hợp quốc gia Đông Nam Á này buộc phải bán rẻ hàng triệu tấn gạo ra thị trường toàn cầu, vốn đang ở trong tình trạng thừa mứa nguồn hàng, và đẩy giá gạo thế giới đi xuống./.
Thanh Tùng (TTXVN)