Nhằm góp phần khôi phục sự ổn định cho các tỉnh biên giới miền Nam, Bộ Giáo dục Thái Lan vừa đề xuất một dự án giáo dục đặc biệt nhằm ghép các môn học của đạo Hồi vào chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học ở khu vực này.
Các báo cáo nghiên cứu do Bộ Giáo dục Thái Lan tập hợp phần lớn đều có chung nhận định rằng các vấn đề ở ba tỉnh cực Nam Thái Lan sẽ có thể được giải quyết một cách dễ dàng nếu người dân được học hành và có được sự giáo dục tốt hơn.
Hệ thống giáo dục ở miền Nam Thái Lan rất khác biệt so với nhiều vùng khác ở quốc gia này bởi người dân địa phương thường chọn cách gửi con em họ vào các trường Hồi giáo.
Theo kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây tại ba tỉnh biên giới Yala, Pattani và Narathiwat, có hơn 253.530 em theo học tiểu học và gần 209.020 em theo học bậc trung học cơ sở, nhưng chỉ có hơn 36.540 em có cơ hội tiếp tục học lên cao ở bậc cao đẳng và đại học.
Vì phần lớn số học sinh không tiếp tục đi học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nên tỷ lệ thất nghiệp ở các tỉnh cực Nam tương đối cao hơn so với các khu vực khác. Báo cáo của các cơ quan an ninh đều chỉ ra rằng những thanh niên trẻ thất nghiệp thường bị dẫn dụ gia nhập các phong trào bất hợp pháp như vận chuyển ma túy, buôn lậu dầu và hàng hóa.
Ủy viên Hội đồng nhà nước về các vấn đề Hồi giáo tại Thái Lan Aziz Pitakkumphol cho biết Chính phủ cần cải thiện tình hình giáo dục tại các tỉnh cực Nam vì đó là giải pháp bền vững cho các cuộc xung đột hiện nay. Nhiều thanh thiếu niên đã bị lôi kéo vào những việc làm xấu chỉ vì không được giáo dục đầy đủ. Giáo dục phải được coi là một trong những cách làm tốt nhất để cải thiện tình hình ở các tỉnh biên giới miền Nam.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Phongthep Thepkanjana, phát triển giáo dục ở miền Nam cần phải được tập trung hơn nữa để tạo ra cơ hội việc làm nhiều hơn cho người dân địa phương, qua đó sẽ góp phần phát triển xã hội.
Ông Phongthep cho rằng người dân ở các tỉnh biên giới miền Nam có những thế mạnh mà người ở những nơi khác không có. Họ có thể giao tiếp bằng tiếng Mãlai, tiếng Arập và nhiều người cũng nói được tiếng Anh. Với thế mạnh này, họ có nhiều cơ hội tốt để làm việc ở nhiều nước Trung Đông, hiện đang rất cần lao động nước ngoài.
Phó Thủ tướng Phongthep cũng cho rằng cần phải áp dụng một chương trình giáo dục đặc biệt ở các trường phổ thông miền Nam nhằm ghép các môn học của đạo Hồi vào chương trình giáo dục phổ thông. Nếu thực hiện được điều này, thanh thiếu niên miền Nam sẽ được trang bị cả kiến thức chung lẫn các vấn đề tôn giáo, giúp họ có nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Các trường tư nhân dạy đạo Hồi tại miền Nam đã kêu gọi Chính phủ cử thêm giáo viên dạy các môn học của Hồi giáo, nâng cấp chất lượng giáo dục nhằm giảm tình trạng chênh lệch và trợ giúp trong vấn đề thông tin giáo dục.
Để triển khai chiến lược phát triển chất lượng giáo dục cho năm tỉnh biên giới miền Nam, Bộ Giáo dục đã được cấp 286,4 triệu baht trong năm tài chính 2013 và trong năm tài chính sắp tới, dự kiến khoản ngân sách dành cho việc phát triển chât lượng giáo dục ở miền Nam Thái Lan sẽ vào khoảng 628,8 tỷ baht.
Bộ Giáo dục Thái Lan cũng sẽ cấp học bổng hàng năm cho tất cả học sinh, từ giáo dục mầm non đến khi tốt nghiệp phổ thông, ở các tỉnh cực Nam đang xảy ra bạo lực.
Dự kiến Chính phủ Thái Lan cũng sẽ triển khai chiến lược thiết lập "Đặc khu các tỉnh biên giới cực Nam" gồm Pattani, Yala, Narathiwat, Satun và Songkhla nhằm giải quyết vấn đề phát triển tại khu vực này, đồng thời đáp ứng các nhu cầu thực tế của người dân địa phương có sự khác biệt về văn hóa do điều kiện lịch sử để lại./.
Các báo cáo nghiên cứu do Bộ Giáo dục Thái Lan tập hợp phần lớn đều có chung nhận định rằng các vấn đề ở ba tỉnh cực Nam Thái Lan sẽ có thể được giải quyết một cách dễ dàng nếu người dân được học hành và có được sự giáo dục tốt hơn.
Hệ thống giáo dục ở miền Nam Thái Lan rất khác biệt so với nhiều vùng khác ở quốc gia này bởi người dân địa phương thường chọn cách gửi con em họ vào các trường Hồi giáo.
Theo kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây tại ba tỉnh biên giới Yala, Pattani và Narathiwat, có hơn 253.530 em theo học tiểu học và gần 209.020 em theo học bậc trung học cơ sở, nhưng chỉ có hơn 36.540 em có cơ hội tiếp tục học lên cao ở bậc cao đẳng và đại học.
Vì phần lớn số học sinh không tiếp tục đi học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nên tỷ lệ thất nghiệp ở các tỉnh cực Nam tương đối cao hơn so với các khu vực khác. Báo cáo của các cơ quan an ninh đều chỉ ra rằng những thanh niên trẻ thất nghiệp thường bị dẫn dụ gia nhập các phong trào bất hợp pháp như vận chuyển ma túy, buôn lậu dầu và hàng hóa.
Ủy viên Hội đồng nhà nước về các vấn đề Hồi giáo tại Thái Lan Aziz Pitakkumphol cho biết Chính phủ cần cải thiện tình hình giáo dục tại các tỉnh cực Nam vì đó là giải pháp bền vững cho các cuộc xung đột hiện nay. Nhiều thanh thiếu niên đã bị lôi kéo vào những việc làm xấu chỉ vì không được giáo dục đầy đủ. Giáo dục phải được coi là một trong những cách làm tốt nhất để cải thiện tình hình ở các tỉnh biên giới miền Nam.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Phongthep Thepkanjana, phát triển giáo dục ở miền Nam cần phải được tập trung hơn nữa để tạo ra cơ hội việc làm nhiều hơn cho người dân địa phương, qua đó sẽ góp phần phát triển xã hội.
Ông Phongthep cho rằng người dân ở các tỉnh biên giới miền Nam có những thế mạnh mà người ở những nơi khác không có. Họ có thể giao tiếp bằng tiếng Mãlai, tiếng Arập và nhiều người cũng nói được tiếng Anh. Với thế mạnh này, họ có nhiều cơ hội tốt để làm việc ở nhiều nước Trung Đông, hiện đang rất cần lao động nước ngoài.
Phó Thủ tướng Phongthep cũng cho rằng cần phải áp dụng một chương trình giáo dục đặc biệt ở các trường phổ thông miền Nam nhằm ghép các môn học của đạo Hồi vào chương trình giáo dục phổ thông. Nếu thực hiện được điều này, thanh thiếu niên miền Nam sẽ được trang bị cả kiến thức chung lẫn các vấn đề tôn giáo, giúp họ có nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Các trường tư nhân dạy đạo Hồi tại miền Nam đã kêu gọi Chính phủ cử thêm giáo viên dạy các môn học của Hồi giáo, nâng cấp chất lượng giáo dục nhằm giảm tình trạng chênh lệch và trợ giúp trong vấn đề thông tin giáo dục.
Để triển khai chiến lược phát triển chất lượng giáo dục cho năm tỉnh biên giới miền Nam, Bộ Giáo dục đã được cấp 286,4 triệu baht trong năm tài chính 2013 và trong năm tài chính sắp tới, dự kiến khoản ngân sách dành cho việc phát triển chât lượng giáo dục ở miền Nam Thái Lan sẽ vào khoảng 628,8 tỷ baht.
Bộ Giáo dục Thái Lan cũng sẽ cấp học bổng hàng năm cho tất cả học sinh, từ giáo dục mầm non đến khi tốt nghiệp phổ thông, ở các tỉnh cực Nam đang xảy ra bạo lực.
Dự kiến Chính phủ Thái Lan cũng sẽ triển khai chiến lược thiết lập "Đặc khu các tỉnh biên giới cực Nam" gồm Pattani, Yala, Narathiwat, Satun và Songkhla nhằm giải quyết vấn đề phát triển tại khu vực này, đồng thời đáp ứng các nhu cầu thực tế của người dân địa phương có sự khác biệt về văn hóa do điều kiện lịch sử để lại./.
Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)