Tân Hoa xã dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva ngày 28/12 cho biết Nội các nước này đã nhất trí dỡ bỏ Luật tình trạng khẩn cấp ở huyện Mae Lan thuộc tỉnh Pattani, một khu vực được coi là "điểm nóng" ở miền Nam Thái Lan, đồng thời thay vào đó là việc áp dụng Luật an ninh nội địa (ISA) vào ngày 30/12.
Việc áp dụng ISA sẽ hạn chế bớt quyền kiểm soát của chính quyền địa phương đối với khu vực nêu trên.
Tuy nhiên, ông Abhisit cũng nhấn mạnh rằng đó là một quyết định quan trọng để đi tới xem xét dỡ bỏ hoàn toàn việc áp đặt Luật tình trạng khẩn cấp ở các khu vực khác thuộc ba tỉnh biên giới miền Nam nước này gồm Pattani, Yala, và Narathiwat.
Trước đó, Luật tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt tại Pattani, Yala và Narathiwat cách đây gần 5 năm sau khi các đối tượng tình nghi Hồi giáo ly khai kích động bạo loạn. Kể từ năm 2004, ba tỉnh nêu trên có hơn 4.400 người dân bị thiệt mạng và khoảng 7.000 người khác bị thương do hoạt động bạo loạn của các đối tượng ly khai.
Ngày 28/12, Tòa án hình sự Thái Lan đã bác bỏ đề nghị của Cục điều tra đặc biệt nước này (DSI) về việc rút lại sự bảo lãnh đối với nghị sỹ Jatuporn Prompan thuộc đảng đối lập Puea Thai.
Tòa đồng thời cấm nghị sỹ này trả lời phỏng vấn các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội họp chính trị có từ năm người trở lên, phổ biến các thông tin sai sự thật. Tuy nhiên, ông Jatuporn vẫn có quyền phát biểu tại Quốc hội Thái Lan với tư cách nghị sỹ.
Theo Giám đốc DSI Tharit Pengdit, DSI vừa phát hiện thêm những tình tiết phạm tội mới của Jatuporn, và nếu ông này vi phạm thủ tục tố tụng của tòa án thì DSI sẽ tiếp tục đề nghị tòa bác bỏ sự bảo lãnh dưới hình thức đặc quyền được miễn truy tố của một nghị sỹ quốc hội.
Cùng ngày, Tòa án hình sự Thái Lan cũng trì hoãn thời điểm tuyên án tới ngày 30/12 đối với 85 người "áo vàng" thuộc Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) thân Chính phủ Thái Lan.
85 người này bị kết tội vi phạm Bộ luật hình sự như tụ tập bất hợp pháp, sử dụng vũ khí trái phép, gây bạo lực và phá hoại tài sản công. Việc trì hoãn tuyên án xuất phát từ lý do số người bị kết tội nêu trên không có mặt đầy đủ tại phiên tòa ngày 28/12./.
Việc áp dụng ISA sẽ hạn chế bớt quyền kiểm soát của chính quyền địa phương đối với khu vực nêu trên.
Tuy nhiên, ông Abhisit cũng nhấn mạnh rằng đó là một quyết định quan trọng để đi tới xem xét dỡ bỏ hoàn toàn việc áp đặt Luật tình trạng khẩn cấp ở các khu vực khác thuộc ba tỉnh biên giới miền Nam nước này gồm Pattani, Yala, và Narathiwat.
Trước đó, Luật tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt tại Pattani, Yala và Narathiwat cách đây gần 5 năm sau khi các đối tượng tình nghi Hồi giáo ly khai kích động bạo loạn. Kể từ năm 2004, ba tỉnh nêu trên có hơn 4.400 người dân bị thiệt mạng và khoảng 7.000 người khác bị thương do hoạt động bạo loạn của các đối tượng ly khai.
Ngày 28/12, Tòa án hình sự Thái Lan đã bác bỏ đề nghị của Cục điều tra đặc biệt nước này (DSI) về việc rút lại sự bảo lãnh đối với nghị sỹ Jatuporn Prompan thuộc đảng đối lập Puea Thai.
Tòa đồng thời cấm nghị sỹ này trả lời phỏng vấn các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội họp chính trị có từ năm người trở lên, phổ biến các thông tin sai sự thật. Tuy nhiên, ông Jatuporn vẫn có quyền phát biểu tại Quốc hội Thái Lan với tư cách nghị sỹ.
Theo Giám đốc DSI Tharit Pengdit, DSI vừa phát hiện thêm những tình tiết phạm tội mới của Jatuporn, và nếu ông này vi phạm thủ tục tố tụng của tòa án thì DSI sẽ tiếp tục đề nghị tòa bác bỏ sự bảo lãnh dưới hình thức đặc quyền được miễn truy tố của một nghị sỹ quốc hội.
Cùng ngày, Tòa án hình sự Thái Lan cũng trì hoãn thời điểm tuyên án tới ngày 30/12 đối với 85 người "áo vàng" thuộc Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) thân Chính phủ Thái Lan.
85 người này bị kết tội vi phạm Bộ luật hình sự như tụ tập bất hợp pháp, sử dụng vũ khí trái phép, gây bạo lực và phá hoại tài sản công. Việc trì hoãn tuyên án xuất phát từ lý do số người bị kết tội nêu trên không có mặt đầy đủ tại phiên tòa ngày 28/12./.
(TTXVN/Vietnam+)