Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, nhưng thứ chất độc hóa học mang tên da cam/dioxin vẫn đang hàng ngày hiện diện, làm đau đớn cuộc đời của nhiều người…
Có những người vợ, người mẹ bốn lần sinh nở nhưng rồi chẳng còn đứa con nào sống, lại cũng có người chân đã chậm, mắt đã mờ nhưng 35 năm nay vẫn chăm sóc con gái vừa điên, vừa bại liệt. Đó là số ít câu chuyện về những người phụ nữ là nạn nhân của thảm họa da cam/dioxin trên vùng đất Thái Bình.
Ở xã Vũ Chính (Thái Bình) nhiều người dân đã quen gọi ông Nguyễn Xuân Khoan (sinh năm 1951), cán bộ Hội nạn nhân chất độc da cam của xã bằng cái tên “ông Khoan da cam”.
Một phần cũng bởi công việc, còn phần lớn vì ở làng quê ấy, vợ chồng ông là người đau đớn nhất, là nạn nhân thể hiện rõ nhất tội ác rải thảm chất độc hóa học dioxin của kẻ thù. Trong câu chuyện với chúng tôi, bà Phan Thị Ngấn - vợ ông Khoan, nghẹn ngào nước mắt nhắc đi nhắc lại câu “bốn lần sinh nở nhưng rồi các cháu đều 'bỏ' chúng tôi mà đi hết”…
Năm 1970, ông Nguyễn Xuân Khoan đi bộ đội thuộc tiểu đoàn 51, sư đoàn 471, trung đoàn 33 làm nhiệm vụ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn chuyên chở lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến trường. Những đường 20 Quyết Thắng, đường 9, đường 14, Khe Sanh, Lao Bảo xe ông đều đã đi qua.
Ông kể, những năm 1972 đường Trường Sơn là trọng điểm bắn phá ác liệt của quân đội Mỹ. Dọc tuyến cây cối gần như trọc trơ, khẳng khiu, biết là quân đội Mỹ rải chất độc nhưng đó là con đường độc đạo mà xe có thể đi được nên vẫn phải đi qua.
Sau tám năm phục vụ quân đội, đến năm 1978 khi thấy sức khỏe yếu, ông Khoan xin xuất ngũ và trở về quê hương xây dựng gia đình với bà Phan Thị Ngấn (sinh năm 1954), vốn là giáo viên trường Tiểu học xã Vũ Chính. Hạnh phúc của gia đình nhỏ chớm nở khi năm 1979, người con đầu lòng của ông bà - chị Nguyễn Thị Ngọc ra đời.
Nhưng những ngày vui ấy “ngắn chẳng tày gang”, khi vừa bước sang tuổi thứ ba thì chị Ngọc bị viêm cầu thận, toàn thân sưng phù. Ông bà ngược xuôi từ huyện lên tỉnh lo chữa bệnh cho con nhưng không được bao lâu thì chị Ngọc mất.
Năm 1982, vợ chồng ông sinh được người con thứ hai, anh Nguyễn Xuân Thắng. Khi sinh ra, anh Thắng đã yếu ớt hơn những đứa trẻ khác. Nỗi đau lại tiếp tục dội xuống gia đình nhỏ khi ông bà phát hiện ra anh Thắng bị ung thư gan. Sau sáu năm chiến đấu với bệnh tật, năm 1988 anh Thắng cũng bỏ ông bà mà đi…
Rồi lần lượt những mất mát cứ nối tiếp nhau, năm 2000 chị Nguyễn Thị Hương - người con thứ ba và năm 2006 anh Nguyễn Xuân Thành - người con út, đều mất. Chị Hương bị ung thư gan, còn anh Thành bị ung thư phổi. "Bốn lần mang nặng đẻ đau nhưng giờ cũng không còn ai bên mình." - Bà Ngấn chia sẻ.
Kể đến đây, bà Ngấn khóc òa, giọng nói đứt quãng như chính nỗi đau âm ỉ trong lòng bà bấy lâu nay: “Giá mà…tôi chết thay được con tôi…”. Ông Khoan có phần cứng cỏi hơn, nước mắt ông không rơi thành giọt nhưng trên gương mặt khắc khổ và in nhiều vết chân chim ấy cũng chẳng thể giấu nổi nỗi đau.
Ông nói: “Là thương binh, có người mất chân, người mất tay nhưng tôi thì chẳng còn gì. Con cái bỏ tôi mà đi hết. Năm 1982, khi người con thứ hai phát hiện ra bệnh thì tôi cũng biết mình nhiễm chất độc màu da cam”.
Cuối năm 2006, thương cảnh cháu Nguyễn Quang Sơn mới năm tuổi đã mồ côi cha mẹ nên ông Khoan, bà Ngấn nhận cháu từ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi về nuôi, vừa để nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ những người con đã khuất, vừa có điều kiện chăm sóc cho một mảnh đời tội nghiệp. Có tiếng trẻ trong nhà, nỗi đau cũng dịu đi nhiều…
Còn vợ chồng ông Nguyễn Tiến Chiến và bà Vũ Thị Gái ở thôn Bến Hiệp, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ cũng đau xót khi 10 lần mang thai nhưng chỉ còn lại bốn người con, trong đó có những đứa con mất khi còn trong bụng mẹ. Ông Chiến đi bộ đội năm 1965, chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị và bị nhiễm chất độc da cam. Vì vậy, những đứa con của ông bà là những nạn nhân gián tiếp.
Chị Nguyễn Thị Vân (sinh năm 1978) - người con thứ hai của ông bà bị bại liệt và thần kinh không bình thường. 35 tuổi, chân tay teo tóp vì bại liệt, chị không biết nói mà chỉ hét, chị cũng không tự làm được công việc vệ sinh cá nhân, chị Vân chỉ có thể nằm một chỗ. Đã 35 năm nay ông bà thường xuyên chăm sóc cô con gái bất hạnh ấy.
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đóng góp nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến với hơn 40 vạn lượt người con đã xung phong ra trận. Toàn tỉnh hiện có trên 32.000 thương bệnh binh, 51.000 liệt sỹ, hơn ba vạn người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin.
Trong số đó, còn rất nhiều những người phụ nữ như gia đình bà Ngấn, bà Gái, họ có thể là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng nỗi đau của họ thì vẫn còn mãi. Trong kháng chiến họ kiên cường, bất khuất chống giặc, tích cực lao động sản xuất, trở thành hậu phương vững chắc cho những người lính, thời bình, vẫn tinh thần ấy, họ đã và đang vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống./.
Có những người vợ, người mẹ bốn lần sinh nở nhưng rồi chẳng còn đứa con nào sống, lại cũng có người chân đã chậm, mắt đã mờ nhưng 35 năm nay vẫn chăm sóc con gái vừa điên, vừa bại liệt. Đó là số ít câu chuyện về những người phụ nữ là nạn nhân của thảm họa da cam/dioxin trên vùng đất Thái Bình.
Ở xã Vũ Chính (Thái Bình) nhiều người dân đã quen gọi ông Nguyễn Xuân Khoan (sinh năm 1951), cán bộ Hội nạn nhân chất độc da cam của xã bằng cái tên “ông Khoan da cam”.
Một phần cũng bởi công việc, còn phần lớn vì ở làng quê ấy, vợ chồng ông là người đau đớn nhất, là nạn nhân thể hiện rõ nhất tội ác rải thảm chất độc hóa học dioxin của kẻ thù. Trong câu chuyện với chúng tôi, bà Phan Thị Ngấn - vợ ông Khoan, nghẹn ngào nước mắt nhắc đi nhắc lại câu “bốn lần sinh nở nhưng rồi các cháu đều 'bỏ' chúng tôi mà đi hết”…
Năm 1970, ông Nguyễn Xuân Khoan đi bộ đội thuộc tiểu đoàn 51, sư đoàn 471, trung đoàn 33 làm nhiệm vụ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn chuyên chở lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến trường. Những đường 20 Quyết Thắng, đường 9, đường 14, Khe Sanh, Lao Bảo xe ông đều đã đi qua.
Ông kể, những năm 1972 đường Trường Sơn là trọng điểm bắn phá ác liệt của quân đội Mỹ. Dọc tuyến cây cối gần như trọc trơ, khẳng khiu, biết là quân đội Mỹ rải chất độc nhưng đó là con đường độc đạo mà xe có thể đi được nên vẫn phải đi qua.
Sau tám năm phục vụ quân đội, đến năm 1978 khi thấy sức khỏe yếu, ông Khoan xin xuất ngũ và trở về quê hương xây dựng gia đình với bà Phan Thị Ngấn (sinh năm 1954), vốn là giáo viên trường Tiểu học xã Vũ Chính. Hạnh phúc của gia đình nhỏ chớm nở khi năm 1979, người con đầu lòng của ông bà - chị Nguyễn Thị Ngọc ra đời.
Nhưng những ngày vui ấy “ngắn chẳng tày gang”, khi vừa bước sang tuổi thứ ba thì chị Ngọc bị viêm cầu thận, toàn thân sưng phù. Ông bà ngược xuôi từ huyện lên tỉnh lo chữa bệnh cho con nhưng không được bao lâu thì chị Ngọc mất.
Năm 1982, vợ chồng ông sinh được người con thứ hai, anh Nguyễn Xuân Thắng. Khi sinh ra, anh Thắng đã yếu ớt hơn những đứa trẻ khác. Nỗi đau lại tiếp tục dội xuống gia đình nhỏ khi ông bà phát hiện ra anh Thắng bị ung thư gan. Sau sáu năm chiến đấu với bệnh tật, năm 1988 anh Thắng cũng bỏ ông bà mà đi…
Rồi lần lượt những mất mát cứ nối tiếp nhau, năm 2000 chị Nguyễn Thị Hương - người con thứ ba và năm 2006 anh Nguyễn Xuân Thành - người con út, đều mất. Chị Hương bị ung thư gan, còn anh Thành bị ung thư phổi. "Bốn lần mang nặng đẻ đau nhưng giờ cũng không còn ai bên mình." - Bà Ngấn chia sẻ.
Kể đến đây, bà Ngấn khóc òa, giọng nói đứt quãng như chính nỗi đau âm ỉ trong lòng bà bấy lâu nay: “Giá mà…tôi chết thay được con tôi…”. Ông Khoan có phần cứng cỏi hơn, nước mắt ông không rơi thành giọt nhưng trên gương mặt khắc khổ và in nhiều vết chân chim ấy cũng chẳng thể giấu nổi nỗi đau.
Ông nói: “Là thương binh, có người mất chân, người mất tay nhưng tôi thì chẳng còn gì. Con cái bỏ tôi mà đi hết. Năm 1982, khi người con thứ hai phát hiện ra bệnh thì tôi cũng biết mình nhiễm chất độc màu da cam”.
Cuối năm 2006, thương cảnh cháu Nguyễn Quang Sơn mới năm tuổi đã mồ côi cha mẹ nên ông Khoan, bà Ngấn nhận cháu từ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi về nuôi, vừa để nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ những người con đã khuất, vừa có điều kiện chăm sóc cho một mảnh đời tội nghiệp. Có tiếng trẻ trong nhà, nỗi đau cũng dịu đi nhiều…
Còn vợ chồng ông Nguyễn Tiến Chiến và bà Vũ Thị Gái ở thôn Bến Hiệp, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ cũng đau xót khi 10 lần mang thai nhưng chỉ còn lại bốn người con, trong đó có những đứa con mất khi còn trong bụng mẹ. Ông Chiến đi bộ đội năm 1965, chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị và bị nhiễm chất độc da cam. Vì vậy, những đứa con của ông bà là những nạn nhân gián tiếp.
Chị Nguyễn Thị Vân (sinh năm 1978) - người con thứ hai của ông bà bị bại liệt và thần kinh không bình thường. 35 tuổi, chân tay teo tóp vì bại liệt, chị không biết nói mà chỉ hét, chị cũng không tự làm được công việc vệ sinh cá nhân, chị Vân chỉ có thể nằm một chỗ. Đã 35 năm nay ông bà thường xuyên chăm sóc cô con gái bất hạnh ấy.
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đóng góp nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến với hơn 40 vạn lượt người con đã xung phong ra trận. Toàn tỉnh hiện có trên 32.000 thương bệnh binh, 51.000 liệt sỹ, hơn ba vạn người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin.
Trong số đó, còn rất nhiều những người phụ nữ như gia đình bà Ngấn, bà Gái, họ có thể là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng nỗi đau của họ thì vẫn còn mãi. Trong kháng chiến họ kiên cường, bất khuất chống giặc, tích cực lao động sản xuất, trở thành hậu phương vững chắc cho những người lính, thời bình, vẫn tinh thần ấy, họ đã và đang vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống./.
Thu Hoài (TTXVN)