Đến thời điểm này, tỉnh Thái Bình đã thu hoạch được khoảng 75% diện tích lúa Xuân, trong đó một số huyện đã cơ bản thu hoạch xong như Hưng Hà, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Đông Hưng.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, lúa Xuân năm nay của Thái Bình lại được mùa với năng suất bình quân dự kiến đạt trên 71-72 tạ/ha. Một số giống lúa đạt năng suất cao như BC15 đạt trên 75 tạ/ha, các giống lúa lai 76 tạ/ha, TBR1 76,8 tạ/ ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình, thắng lợi ở vụ Xuân này là do năm nay ngay từ đầu vụ, Thái Bình đã tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt một loạt biện pháp, thực hiện tốt về cơ cấu giống, thời vụ, điều hành nước, phòng trừ sâu bệnh...
Đặc biệt là về cơ cấu giống, tỉnh chỉ đạo các địa phương cấy chủ yếu là các giống lúa Xuân muộn ngắn ngày (chiếm tới gần 96% diện tích), tăng tỷ lệ giống lúa ưu thế lai, lúa có năng suất cao, chất lượng khá; bố trí hợp lý tỷ lệ giống chất lượng; giảm giống nhiễm đạo ôn. Trong đó, 70% diện tích là các giống lúa thuần TBR1, Q5, BC15, lúa lai D.ưu 527, TX111, TBR36...có năng suất cao; 30% diện tích còn lại dành cho những giống lúa có chất lượng gạo cao như bắc thơm 7, T10, Nếp 97, RVT, VS1, lúa Nhật, QR1...
Ngoài ra, vụ này các địa phương đã áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như gieo thẳng, cấy bằng máy. Toàn tỉnh đã gieo thẳng được gần 22.000ha, tăng gần 2.000ha so với kế hoạch đề ra.
Việc gieo thẳng lúa và gieo mạ khay, cấy bằng máy là một trong những biện pháp nâng cao năng suất từ 10-15% so với cấy thông thường; đồng thời giảm chi phí đầu vào, như lượng giống, công lao động và hạn chế sâu bệnh.
Cùng với sự nỗ lực của nông dân, các cấp, các ngành nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, xử lý kịp thời trước các tình huống bất lợi của thời tiết, sâu bệnh; tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở để chuyển giao, hướng dẫn nên đã nâng cao được nhận thức, trình độ canh tác cho nông dân theo hướng thâm canh tổng hợp, sản xuất lúa bền vững.
Trong các chiến dịch phòng trừ sâu bệnh, nông dân chấp hành nghiêm túc lịch cũng như kỹ thuật theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn nên toàn bộ diện tích lúa bị bệnh được khống chế và phục hồi nhanh sau phun thuốc. Nhờ đó, Thái Bình năm nay lại được mùa lúa Xuân.
Vụ Xuân năm nay, Thái Bình còn triển khai được 47 cánh đồng mẫu tại 34 xã với tổng diện tích trên 2.400 ha, trong đó diện tích cấy lúa gần 2.180 ha cùng một loại giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo ngon như: giống lúa Nhật, Q5, Hương Thơm, Bắc Thơm, BC15... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là tiền đề quan trọng để Thái Bình tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn tạo vùng lúa hàng hóa chất lượng cao trong những vụ mùa tới.
Hiện nay, cùng với việc tập trung thu hoạch nhanh, gọn toàn bộ diện tích lúa Xuân xong trước ngày 20/6, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương gặt lúa Xuân đến đâu tiến hành làm đất ngay đến đó để gieo cấy trà mùa sớm. Đồng thời, tận dụng các quỹ đất để gieo mạ, bảo đảm kế hoạch gieo cấy khoảng 35.000 ha trà mùa sớm trước ngày 5/7./.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, lúa Xuân năm nay của Thái Bình lại được mùa với năng suất bình quân dự kiến đạt trên 71-72 tạ/ha. Một số giống lúa đạt năng suất cao như BC15 đạt trên 75 tạ/ha, các giống lúa lai 76 tạ/ha, TBR1 76,8 tạ/ ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình, thắng lợi ở vụ Xuân này là do năm nay ngay từ đầu vụ, Thái Bình đã tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt một loạt biện pháp, thực hiện tốt về cơ cấu giống, thời vụ, điều hành nước, phòng trừ sâu bệnh...
Đặc biệt là về cơ cấu giống, tỉnh chỉ đạo các địa phương cấy chủ yếu là các giống lúa Xuân muộn ngắn ngày (chiếm tới gần 96% diện tích), tăng tỷ lệ giống lúa ưu thế lai, lúa có năng suất cao, chất lượng khá; bố trí hợp lý tỷ lệ giống chất lượng; giảm giống nhiễm đạo ôn. Trong đó, 70% diện tích là các giống lúa thuần TBR1, Q5, BC15, lúa lai D.ưu 527, TX111, TBR36...có năng suất cao; 30% diện tích còn lại dành cho những giống lúa có chất lượng gạo cao như bắc thơm 7, T10, Nếp 97, RVT, VS1, lúa Nhật, QR1...
Ngoài ra, vụ này các địa phương đã áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như gieo thẳng, cấy bằng máy. Toàn tỉnh đã gieo thẳng được gần 22.000ha, tăng gần 2.000ha so với kế hoạch đề ra.
Việc gieo thẳng lúa và gieo mạ khay, cấy bằng máy là một trong những biện pháp nâng cao năng suất từ 10-15% so với cấy thông thường; đồng thời giảm chi phí đầu vào, như lượng giống, công lao động và hạn chế sâu bệnh.
Cùng với sự nỗ lực của nông dân, các cấp, các ngành nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, xử lý kịp thời trước các tình huống bất lợi của thời tiết, sâu bệnh; tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở để chuyển giao, hướng dẫn nên đã nâng cao được nhận thức, trình độ canh tác cho nông dân theo hướng thâm canh tổng hợp, sản xuất lúa bền vững.
Trong các chiến dịch phòng trừ sâu bệnh, nông dân chấp hành nghiêm túc lịch cũng như kỹ thuật theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn nên toàn bộ diện tích lúa bị bệnh được khống chế và phục hồi nhanh sau phun thuốc. Nhờ đó, Thái Bình năm nay lại được mùa lúa Xuân.
Vụ Xuân năm nay, Thái Bình còn triển khai được 47 cánh đồng mẫu tại 34 xã với tổng diện tích trên 2.400 ha, trong đó diện tích cấy lúa gần 2.180 ha cùng một loại giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo ngon như: giống lúa Nhật, Q5, Hương Thơm, Bắc Thơm, BC15... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là tiền đề quan trọng để Thái Bình tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn tạo vùng lúa hàng hóa chất lượng cao trong những vụ mùa tới.
Hiện nay, cùng với việc tập trung thu hoạch nhanh, gọn toàn bộ diện tích lúa Xuân xong trước ngày 20/6, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương gặt lúa Xuân đến đâu tiến hành làm đất ngay đến đó để gieo cấy trà mùa sớm. Đồng thời, tận dụng các quỹ đất để gieo mạ, bảo đảm kế hoạch gieo cấy khoảng 35.000 ha trà mùa sớm trước ngày 5/7./.
Thanh Phú (TTXVN)