Với quyết tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, thiết lập trật tự kỷ cương trong năm An toàn giao thông Quốc gia 2012 trên địa bàn toàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình Phạm Văn Sinh nhấn mạnh tỉnh sẽ xử lý kiên quyết các trường hợp cán bộ, công chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp, xin giảm hình thức xử lý các trường hợp vi phạm luật giao thông.
Đặc biệt, Chủ tịch tỉnh Thái Bình Phạm Văn Sinh khẳng định địa phương nào, tuyến đường nào để xảy ra tai nạn giao thông thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
Năm 2012 là năm An toàn giao thông quốc gia. Để từng bước lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, Thái Bình thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, phấn đấu giảm tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất. Trong đó, giải quyết tận gốc vấn đề giao thông tĩnh.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể, trường học tập trung thực hiện 6 nội dung, trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ tới toàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tăng cường vận động thực hiện tốt phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông", "Người đi đò mặc áo phao", phát động phong trào học sinh sử dụng cặp phao hoặc sử dụng phao cứu sinh cá nhân khi đi phương tiện thủy nội địa.
Ngành giáo dục phối hợp với Ủy ban Nhân dân các phường, xã, thị trấn chỉ đạo các trường học thuộc thẩm quyền quản lý, giáo dục học sinh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy chính khóa, ngoại khóa gắn với việc tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông...
Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Ban An toàn giao thông từ tỉnh đến các huyện, thành phố, tăng cường công tác tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân thực hiện an toàn giao thông trong mọi lúc, mọi nơi, tự giác thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông; tác hại của việc sử dụng rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; quy định về đội mũ bảo hiểm; điều khiển phương tiện đi đúng làn đường, phần đường; không phóng nhanh, vượt ẩu…
Năm 2012, Thái Bình phấn đấu giảm 5%-10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011; 100% xã, phường, thị trấn đồng loạt ra quân và triển khai liên tục, mạnh mẽ, có hiệu quả an toàn giao thông; không để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, xóa cơ bản các “điểm đen” về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.../.
Đặc biệt, Chủ tịch tỉnh Thái Bình Phạm Văn Sinh khẳng định địa phương nào, tuyến đường nào để xảy ra tai nạn giao thông thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
Năm 2012 là năm An toàn giao thông quốc gia. Để từng bước lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, Thái Bình thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, phấn đấu giảm tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất. Trong đó, giải quyết tận gốc vấn đề giao thông tĩnh.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể, trường học tập trung thực hiện 6 nội dung, trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ tới toàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tăng cường vận động thực hiện tốt phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông", "Người đi đò mặc áo phao", phát động phong trào học sinh sử dụng cặp phao hoặc sử dụng phao cứu sinh cá nhân khi đi phương tiện thủy nội địa.
Ngành giáo dục phối hợp với Ủy ban Nhân dân các phường, xã, thị trấn chỉ đạo các trường học thuộc thẩm quyền quản lý, giáo dục học sinh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy chính khóa, ngoại khóa gắn với việc tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông...
Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Ban An toàn giao thông từ tỉnh đến các huyện, thành phố, tăng cường công tác tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân thực hiện an toàn giao thông trong mọi lúc, mọi nơi, tự giác thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông; tác hại của việc sử dụng rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; quy định về đội mũ bảo hiểm; điều khiển phương tiện đi đúng làn đường, phần đường; không phóng nhanh, vượt ẩu…
Năm 2012, Thái Bình phấn đấu giảm 5%-10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011; 100% xã, phường, thị trấn đồng loạt ra quân và triển khai liên tục, mạnh mẽ, có hiệu quả an toàn giao thông; không để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, xóa cơ bản các “điểm đen” về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.../.
Lê Sơn (TTXVN/Vietnam+)