Hiện nay một số cơ sở sản xuất vật liệu ở Thái Bình đã và đang chuyển dần sang phát triển sản xuất vật liệu xây không nung thay thế cho gạch đất sét nung. Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng mới hiện nay và sắp tới.
Theo ông Phạm Công Thành, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình, trong điều kiện nguồn đất sét ngày càng cạn kiệt như hiện nay và những ưu điểm vượt trội của vật liệu xây không nung, Thủ tướng Chính phủ quyết định đến năm 2015 tất cả các địa phương sẽ phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (vật liệu xây không nung) thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 20 đến 25% và đến năm 2020 đạt từ 30 đến 40%.
Đây là một chủ trương đúng và là cuộc “cách mạng” về công nghệ vật liệu xây dựng. Thái Bình hoàn toàn có thể thực hiện được chủ trương này.
Trước hết, trong quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, tỉnh chủ trương hạn chế sản xuất gạch nung, dừng xây dựng đối với các dự án sản xuất gạch nung (lò tuynel) chưa được cấp đất hoặc chưa triển khai xây dựng đồng thời phát triển mạnh sản xuất gạch không nung nhằm bảo đảm nhu cầu về vật liệu xây cho người dân trong tỉnh.
Tỉnh khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung theo công nghệ tiên tiến, phấn đấu đến năm 2015 sản lượng vật liệu xây không nung chiếm khoảng 20% và năm 2020 chiếm trên 30% tổng sản lượng vật liệu xây dựng trong toàn tỉnh.
Đặc biệt là trong vài năm tới khi các nhà máy của Trung tâm điện lực Thái Bình đi vào vận hành, dự kiến hàng năm sẽ thải ra hơn 2 triệu m3 tro xỉ - đây chính là nguồn nguyên liệu rất lớn để sản xuất các sản phẩm vật liệu xây không nung các loại, vừa thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, tiết kiệm than đồng thời lại vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
Ông Thành cũng khẳng định thêm, Thái Bình đã có lộ trình và nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện Quyết định của Thủ tướng.
Trước tiên, các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh phải vào cuộc tích cực để hạn chế dần và tiến tới xoá bỏ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công theo Chỉ thị số 05 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động người dân, các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư sử dụng gạch không nung thay thế gạch đất sét nung.
Những công trình cao tầng, công trình có vốn đầu tư của Nhà nước sẽ đi tiên phong sử dụng vật liệu xây không nung. Đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch không nung chất lượng cao về mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính.
Tỉnh cũng cần có chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất vật liệu xây không nung áp dụng công nghệ tiên tiến về đất đai, thị trường, nguyên liệu sản xuất, nguồn vốn ... để đơn vị phát triển lâu dài, ổn định.
Bên cạnh đó, trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất gạch tuynel, gạch không nung hiện nay cần đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm, chuyển sang mô hình sản xuất mới, đặc biệt đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.
Thực hiện những giải pháp này sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của các cấp quản lý, nhà thầu thi công và mỗi người dân để họ thấy được những lợi ích vượt trội của vật liệu xây không nung và sử dụng nó như một loại vật liệu xây không thể thiếu được đối với mọi công trình.
Theo Sở Xây dựng Thái Bình, mỗi năm trên địa bàn tỉnh tiêu thụ từ 700 đến 800 triệu viên gạch đất sét nung phục vụ cho việc xây dựng những công trình dân dụng và công nghiệp.
Để sản xuất được số lượng gạch trên sẽ phải tiêu tốn từ 1 triệu đến 1,2 triệu m3 đất sét mỗi năm, đốt cháy từ 100.000 đến 120.000 tấn than và thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2 và các chất khí thải độc hại khác.
Trong khi Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, không có mỏ nguyên liệu đất sét tập trung, nguồn đất sét cơ bản nằm dưới tầng đất canh tác nông nghiệp, vì vậy không thể quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm đất sét nung.
Nếu việc sản xuất gạch đất nung vẫn cứ kéo dài thì sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt bằng đất sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
So với gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung có rất nhiều ưu điểm vượt trội, đó là không phải sử dụng đất nông nghiệp, không phải sử dụng than củi để đốt.
Vật liệu này được sản xuất bằng phương pháp rung và ép thủy lực từ hỗn hợp bê tông gồm xi măng, đá mạt, cát, tro xỉ nhiệt điện, thậm chí là chất thải và các chất phụ gia khác theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Sau thời gian bảo dưỡng theo quy trình, vật liệu xây không nung sẽ đạt cường độ chịu lực cao bảo đảm sự bền vững cho tất cả các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Gạch không nung nhẹ hơn gạch đất sét nung, kích thước của viên gạch lớn, đồng đều, đa dạng về chủng loại, chống thấm dột tốt, bề mặt phẳng khi xây tiết kiệm vữa, nhân công và cốt pha, đơn giản hoá một số khâu trong quá trình xây dựng và giảm tải cho các công trình.
Hiện nay, trong số 38 dây chuyền sản xuất gạch tuynel ở Thái Bình đã có Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tiền Phong đầu tư sản xuất gạch block với công suất 7 triệu viên/năm nhưng mới phục vụ cho việc lát vỉa hè.
Ngoài ra, một số cơ sở nhỏ, các hộ gia đình đã tự bỏ vốn, sử dụng lao động nông nhàn và tận dụng các nguyên liệu sẵn có sản xuất các sản phẩm gạch block không nung (gạch xỉ). Nhưng các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho xây dựng tại chỗ như xây dựng kênh mương, tường rào, móng nhà các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
Nguyên nhân các sản phẩm vật liệu xây không nung chưa được sản xuất và sử dụng nhiều là do các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế hay các nhà thầu xây dựng, thậm chí cả các cấp quản lý vẫn quen với thiết kế cũ sử dụng gạch đất nung, có tâm lý ngại đổi thiết kế theo kiểu loại gạch không nung.
Trong khi một số doanh nghiệp hiện muốn đầu tư sản xuất nhưng vẫn còn băn khoăn lo ngại việc chưa có nhiều người dùng quen loại sản phẩm này sẽ khó tiêu thụ. /.
Theo ông Phạm Công Thành, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình, trong điều kiện nguồn đất sét ngày càng cạn kiệt như hiện nay và những ưu điểm vượt trội của vật liệu xây không nung, Thủ tướng Chính phủ quyết định đến năm 2015 tất cả các địa phương sẽ phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (vật liệu xây không nung) thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 20 đến 25% và đến năm 2020 đạt từ 30 đến 40%.
Đây là một chủ trương đúng và là cuộc “cách mạng” về công nghệ vật liệu xây dựng. Thái Bình hoàn toàn có thể thực hiện được chủ trương này.
Trước hết, trong quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, tỉnh chủ trương hạn chế sản xuất gạch nung, dừng xây dựng đối với các dự án sản xuất gạch nung (lò tuynel) chưa được cấp đất hoặc chưa triển khai xây dựng đồng thời phát triển mạnh sản xuất gạch không nung nhằm bảo đảm nhu cầu về vật liệu xây cho người dân trong tỉnh.
Tỉnh khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung theo công nghệ tiên tiến, phấn đấu đến năm 2015 sản lượng vật liệu xây không nung chiếm khoảng 20% và năm 2020 chiếm trên 30% tổng sản lượng vật liệu xây dựng trong toàn tỉnh.
Đặc biệt là trong vài năm tới khi các nhà máy của Trung tâm điện lực Thái Bình đi vào vận hành, dự kiến hàng năm sẽ thải ra hơn 2 triệu m3 tro xỉ - đây chính là nguồn nguyên liệu rất lớn để sản xuất các sản phẩm vật liệu xây không nung các loại, vừa thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, tiết kiệm than đồng thời lại vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
Ông Thành cũng khẳng định thêm, Thái Bình đã có lộ trình và nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện Quyết định của Thủ tướng.
Trước tiên, các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh phải vào cuộc tích cực để hạn chế dần và tiến tới xoá bỏ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công theo Chỉ thị số 05 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động người dân, các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư sử dụng gạch không nung thay thế gạch đất sét nung.
Những công trình cao tầng, công trình có vốn đầu tư của Nhà nước sẽ đi tiên phong sử dụng vật liệu xây không nung. Đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch không nung chất lượng cao về mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính.
Tỉnh cũng cần có chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất vật liệu xây không nung áp dụng công nghệ tiên tiến về đất đai, thị trường, nguyên liệu sản xuất, nguồn vốn ... để đơn vị phát triển lâu dài, ổn định.
Bên cạnh đó, trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất gạch tuynel, gạch không nung hiện nay cần đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm, chuyển sang mô hình sản xuất mới, đặc biệt đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.
Thực hiện những giải pháp này sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của các cấp quản lý, nhà thầu thi công và mỗi người dân để họ thấy được những lợi ích vượt trội của vật liệu xây không nung và sử dụng nó như một loại vật liệu xây không thể thiếu được đối với mọi công trình.
Theo Sở Xây dựng Thái Bình, mỗi năm trên địa bàn tỉnh tiêu thụ từ 700 đến 800 triệu viên gạch đất sét nung phục vụ cho việc xây dựng những công trình dân dụng và công nghiệp.
Để sản xuất được số lượng gạch trên sẽ phải tiêu tốn từ 1 triệu đến 1,2 triệu m3 đất sét mỗi năm, đốt cháy từ 100.000 đến 120.000 tấn than và thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2 và các chất khí thải độc hại khác.
Trong khi Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, không có mỏ nguyên liệu đất sét tập trung, nguồn đất sét cơ bản nằm dưới tầng đất canh tác nông nghiệp, vì vậy không thể quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm đất sét nung.
Nếu việc sản xuất gạch đất nung vẫn cứ kéo dài thì sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt bằng đất sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
So với gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung có rất nhiều ưu điểm vượt trội, đó là không phải sử dụng đất nông nghiệp, không phải sử dụng than củi để đốt.
Vật liệu này được sản xuất bằng phương pháp rung và ép thủy lực từ hỗn hợp bê tông gồm xi măng, đá mạt, cát, tro xỉ nhiệt điện, thậm chí là chất thải và các chất phụ gia khác theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Sau thời gian bảo dưỡng theo quy trình, vật liệu xây không nung sẽ đạt cường độ chịu lực cao bảo đảm sự bền vững cho tất cả các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Gạch không nung nhẹ hơn gạch đất sét nung, kích thước của viên gạch lớn, đồng đều, đa dạng về chủng loại, chống thấm dột tốt, bề mặt phẳng khi xây tiết kiệm vữa, nhân công và cốt pha, đơn giản hoá một số khâu trong quá trình xây dựng và giảm tải cho các công trình.
Hiện nay, trong số 38 dây chuyền sản xuất gạch tuynel ở Thái Bình đã có Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tiền Phong đầu tư sản xuất gạch block với công suất 7 triệu viên/năm nhưng mới phục vụ cho việc lát vỉa hè.
Ngoài ra, một số cơ sở nhỏ, các hộ gia đình đã tự bỏ vốn, sử dụng lao động nông nhàn và tận dụng các nguyên liệu sẵn có sản xuất các sản phẩm gạch block không nung (gạch xỉ). Nhưng các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho xây dựng tại chỗ như xây dựng kênh mương, tường rào, móng nhà các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
Nguyên nhân các sản phẩm vật liệu xây không nung chưa được sản xuất và sử dụng nhiều là do các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế hay các nhà thầu xây dựng, thậm chí cả các cấp quản lý vẫn quen với thiết kế cũ sử dụng gạch đất nung, có tâm lý ngại đổi thiết kế theo kiểu loại gạch không nung.
Trong khi một số doanh nghiệp hiện muốn đầu tư sản xuất nhưng vẫn còn băn khoăn lo ngại việc chưa có nhiều người dùng quen loại sản phẩm này sẽ khó tiêu thụ. /.
Thanh Phú (TTXVN)