Ngày 18/6, tại Thành phố Hồ chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Công ty Komtex và Tập đoàn TIS (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo về phòng, chống rửa tiền với chủ đề “Thách thức và hướng tiếp cận giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam.”
Các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng trao đổi, thảo luận về những vấn đề cơ bản trong Luật Phòng chống rửa tiền và công tác triển khai thực hiện công tác này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các diễn giả đã nêu bật những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thực hiện Luật này, nêu rõ ba vấn đề chính trong phòng, chống rửa tiền là quy trình, chính sách phòng, chống rửa tiền; thực hiện công tác hiểu biết khách hàng, sàng lọc và giám sát giao dịch; đào tạo cán bộ định kỳ.
Những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thực hiện Luật như cần sàng lọc, nhận biết khách hàng thông qua danh sách cảnh báo, danh sách đen, danh sách cấm vận của UN, OFAC, PEPs, FATCA; thông qua các báo cáo có giao dịch giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố...
Đại diện các ngân hàng đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền của Hàn Quốc, Nhật Bản; việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác này. Tại hội thảo, ông Saito Masaru, đại diện Tập đoàn TIS cũng đã giới thiệu về giải pháp phòng chống rửa tiền AML, một trong những giải pháp phòng, chống rửa tiền hữu hiệu.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các biện pháp phòng, chống rửa tiền của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống loại tội phạm này.
Việc áp dụng các hệ thống phòng chống rửa tiền với công nghệ tiên tiến được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao năng lực về phòng chống rửa tiền tại Việt Nam./.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng trao đổi, thảo luận về những vấn đề cơ bản trong Luật Phòng chống rửa tiền và công tác triển khai thực hiện công tác này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các diễn giả đã nêu bật những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thực hiện Luật này, nêu rõ ba vấn đề chính trong phòng, chống rửa tiền là quy trình, chính sách phòng, chống rửa tiền; thực hiện công tác hiểu biết khách hàng, sàng lọc và giám sát giao dịch; đào tạo cán bộ định kỳ.
Những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thực hiện Luật như cần sàng lọc, nhận biết khách hàng thông qua danh sách cảnh báo, danh sách đen, danh sách cấm vận của UN, OFAC, PEPs, FATCA; thông qua các báo cáo có giao dịch giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố...
Đại diện các ngân hàng đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền của Hàn Quốc, Nhật Bản; việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác này. Tại hội thảo, ông Saito Masaru, đại diện Tập đoàn TIS cũng đã giới thiệu về giải pháp phòng chống rửa tiền AML, một trong những giải pháp phòng, chống rửa tiền hữu hiệu.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các biện pháp phòng, chống rửa tiền của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống loại tội phạm này.
Việc áp dụng các hệ thống phòng chống rửa tiền với công nghệ tiên tiến được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao năng lực về phòng chống rửa tiền tại Việt Nam./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)