Ngày 4/3, các bè thủy sinh được kết bằng ống nhựa bên trong trồng các cây thủy trúc đã được thả xuống hồ với hy vọng sẽ làm giảm mức độ ô nhiễm của nước Hồ Gươm nhằm cải thiện môi trường sống cho Rùa Hồ Gươm.
Phương pháp thả bè thủy sinh nhằm làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước, trong thời gian qua đã được thành phố Hà Nội áp dụng tại một số hồ có mức độ ô nhiễm nặng như hồ Ngọc Khánh, Văn Chương..., cho hiệu quả tốt.
Cũng trong ngày 4/3, chiếc bể thông minh có đường kính khoảng 5m đã được hạ thủy xuống Hồ Gươm để làm nơi chữa trị cho cụ Rùa.
Đến thời điểm này, các phần việc phục vụ việc cứu chữa và cải thiện môi trường sống cho Rùa Hồ Gươm vẫn đang được các tổ công tác của các sở, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học triển khai khẩn trương.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết Hà Nội đang chuyển lạnh và mưa nên có phần làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc - một thành viên Hội đồng Chữa trị Rùa Hồ Gươm cho biết./.
Phương pháp thả bè thủy sinh nhằm làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước, trong thời gian qua đã được thành phố Hà Nội áp dụng tại một số hồ có mức độ ô nhiễm nặng như hồ Ngọc Khánh, Văn Chương..., cho hiệu quả tốt.
Cũng trong ngày 4/3, chiếc bể thông minh có đường kính khoảng 5m đã được hạ thủy xuống Hồ Gươm để làm nơi chữa trị cho cụ Rùa.
Đến thời điểm này, các phần việc phục vụ việc cứu chữa và cải thiện môi trường sống cho Rùa Hồ Gươm vẫn đang được các tổ công tác của các sở, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học triển khai khẩn trương.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết Hà Nội đang chuyển lạnh và mưa nên có phần làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc - một thành viên Hội đồng Chữa trị Rùa Hồ Gươm cho biết./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)