Trong những ngày đầu năm mới Nhâm Thìn, tham gia đón Tết cùng Hội ACE Cachan (tập hợp các giảng viên, sinh viên đại học sư phạm Cachan-ENS Cachan ở ngoại ô Paris, gia đình nhiều Việt kiều sinh sống ở Cachan và vùng phụ cận), chúng tôi thực sự cảm nhận được bầu không khí ấm áp, yêu thương, đậm dấu ấn và hương vị ngày Tết ở một nơi cách xa quê hương đến cả vạn cây số.
Họ là những người đến từ nhiều miền quê khác nhau ở Việt Nam, phần lớn trong số họ là sinh viên cao học, nghiên cứu sinh tiến sỹ, sống xa đất nước, xa người thân, nhưng tâm nguyện của họ, qua tiếp xúc, nói chuyện với phóng viên TTXVN, đều mong muốn đạt được kết quả học tập, nghiên cứu tốt nhất để đến ngày "ca khúc khải hoàn," đem sức trẻ và tài năng đảm đương tốt công việc được giao, đóng góp cho gia đình và xây dựng đất nước.
Trong tiết trời đầu năm ở Cachan se lạnh, với chút mưa phùn như tiết xuân ở quê nhà, nhìn vào gương mặt các bạn trẻ, có chút gì đó xa nhớ người thân, song đều ánh lên vẻ rạng ngời hạnh phúc khi được sẻ chia những tình cảm cộng đồng.
Được đón Tết Việt ở trời Tây có nhiều điều đặc biệt. Ngày Tết âm lịch ở nước mình lại không phải Tết của nước sở tại. Đường phố vẫn nườm nượp xe cộ đổ đến các công sở làm việc.
Với các bạn giảng viên, sinh viên của ENS Cachan, ngày mùng một Tết, họ vẫn phải đến trường làm việc, học tập như bình thường. Chỉ tranh thủ nhắn nhau trước trên mạng để có cuộc gặp gỡ đầu năm, cùng nhau ăn bữa cơm, kèm với bánh chưng mang theo trong căngtin nhà trường.
Công tác chuẩn bị đón Tết của ACE Cachan thực sự đã diễn ra từ rất sớm. Từ việc chọn ngày tổ chức sao cho phù hợp với kế hoạch riêng của mỗi người để bữa tiệc có thể có sự tham gia của nhiều bạn nhất, đến việc phân công nhiệm vụ cho từng nhóm với các trưởng nhóm phụ trách (nhóm đi chợ Việt, chợ Tây, nhóm mượn địa điểm, sắp xếp bàn ghế, nhóm làm bếp, nhóm trang trí), tất cả như một guồng máy vận hành nhịp nhàng, với sự nhiệt tình, trách nhiệm cho mỗi thành viên.
Công tác chuẩn bị vui nhất vẫn là việc tập trung nhau lại gói và luộc bánh chưng. Năm nay, có gia đình đã mua được lá dong và lạt từ Việt Nam đem sang, gói được 130 chiếc bánh, vừa giúp bữa tiệc Tết ở Cachan thêm ý nghĩa, vừa cung cấp cho cả cộng đồng sinh viên, các gia đình người Việt ở Cachan và vùng phụ cận.
Chị Bích cho biết do bận công việc ban ngày, nên hai gia đình phải tranh thủ gói từ đầu tối đến tận khuya, nhu cầu có bánh chưng ăn Tết rất nhiều nhưng không đủ thời gian để làm nên chỉ cung cấp giới hạn trong cộng đồng.
Trong khi người lớn tất bật chuẩn bị cho bữa tiệc Tết, thì các cháu là con em các gia đình được dịp gặp gỡ, vui chơi và hát các bài hát thiếu nhi yêu thích. Nhóm được phân công làm bếp bao giờ cũng là nhóm đông người và bận rộn nhất.
Dưới bàn tay khéo léo của những người con gái Việt, chỉ sau một thời gian không dài, các mâm cỗ đã tươm tất với đủ món từ bánh chưng, dưa món, giò, tôm hấp, bê tái chanh, canh măng móng giò, bún cuốn rau thịt...
Cùng đón Tết Việt ở Cachan, bà Raymonde Huguet, một người thầy đã dạy và giúp đỡ về tiếng Pháp cho rất nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở ENS Cachan, bày tỏ sự xúc động đặc biệt. Bà Huguet nói đã được tham dự một buổi lễ tuyệt vời, rất ấm cúng, đầy tình thân ái và sẻ chia.
Lễ mừng xuân của ACE Cachan khép lại trong lời ca, điệu nhạc chào đón nàng Xuân. Đặc biệt, năm nay, ACE Cachan đã cùng nhau biên tập lại lời bài hát "Em ở nông trường, em ra biên giới" của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thành bài hát truyền thống của họ có tựa đề "Từ nước Pháp…" với những lời lẽ đầy xúc cảm:
"Xa gia đình, xa đất nước
Lúc ra đi, vấn vương ở lại
Nhưng trong lòng như muốn nói
Những gian nan sẽ đo lòng người.
Từ nước Pháp xa, phố Paris hoa lệ
Và Cachan dọc những lối mòn qua
Từ thành phố này, những con người mới
Hợp cùng nhau thành một mái nhà chung"./.
Họ là những người đến từ nhiều miền quê khác nhau ở Việt Nam, phần lớn trong số họ là sinh viên cao học, nghiên cứu sinh tiến sỹ, sống xa đất nước, xa người thân, nhưng tâm nguyện của họ, qua tiếp xúc, nói chuyện với phóng viên TTXVN, đều mong muốn đạt được kết quả học tập, nghiên cứu tốt nhất để đến ngày "ca khúc khải hoàn," đem sức trẻ và tài năng đảm đương tốt công việc được giao, đóng góp cho gia đình và xây dựng đất nước.
Trong tiết trời đầu năm ở Cachan se lạnh, với chút mưa phùn như tiết xuân ở quê nhà, nhìn vào gương mặt các bạn trẻ, có chút gì đó xa nhớ người thân, song đều ánh lên vẻ rạng ngời hạnh phúc khi được sẻ chia những tình cảm cộng đồng.
Được đón Tết Việt ở trời Tây có nhiều điều đặc biệt. Ngày Tết âm lịch ở nước mình lại không phải Tết của nước sở tại. Đường phố vẫn nườm nượp xe cộ đổ đến các công sở làm việc.
Với các bạn giảng viên, sinh viên của ENS Cachan, ngày mùng một Tết, họ vẫn phải đến trường làm việc, học tập như bình thường. Chỉ tranh thủ nhắn nhau trước trên mạng để có cuộc gặp gỡ đầu năm, cùng nhau ăn bữa cơm, kèm với bánh chưng mang theo trong căngtin nhà trường.
Công tác chuẩn bị đón Tết của ACE Cachan thực sự đã diễn ra từ rất sớm. Từ việc chọn ngày tổ chức sao cho phù hợp với kế hoạch riêng của mỗi người để bữa tiệc có thể có sự tham gia của nhiều bạn nhất, đến việc phân công nhiệm vụ cho từng nhóm với các trưởng nhóm phụ trách (nhóm đi chợ Việt, chợ Tây, nhóm mượn địa điểm, sắp xếp bàn ghế, nhóm làm bếp, nhóm trang trí), tất cả như một guồng máy vận hành nhịp nhàng, với sự nhiệt tình, trách nhiệm cho mỗi thành viên.
Công tác chuẩn bị vui nhất vẫn là việc tập trung nhau lại gói và luộc bánh chưng. Năm nay, có gia đình đã mua được lá dong và lạt từ Việt Nam đem sang, gói được 130 chiếc bánh, vừa giúp bữa tiệc Tết ở Cachan thêm ý nghĩa, vừa cung cấp cho cả cộng đồng sinh viên, các gia đình người Việt ở Cachan và vùng phụ cận.
Chị Bích cho biết do bận công việc ban ngày, nên hai gia đình phải tranh thủ gói từ đầu tối đến tận khuya, nhu cầu có bánh chưng ăn Tết rất nhiều nhưng không đủ thời gian để làm nên chỉ cung cấp giới hạn trong cộng đồng.
Trong khi người lớn tất bật chuẩn bị cho bữa tiệc Tết, thì các cháu là con em các gia đình được dịp gặp gỡ, vui chơi và hát các bài hát thiếu nhi yêu thích. Nhóm được phân công làm bếp bao giờ cũng là nhóm đông người và bận rộn nhất.
Dưới bàn tay khéo léo của những người con gái Việt, chỉ sau một thời gian không dài, các mâm cỗ đã tươm tất với đủ món từ bánh chưng, dưa món, giò, tôm hấp, bê tái chanh, canh măng móng giò, bún cuốn rau thịt...
Cùng đón Tết Việt ở Cachan, bà Raymonde Huguet, một người thầy đã dạy và giúp đỡ về tiếng Pháp cho rất nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở ENS Cachan, bày tỏ sự xúc động đặc biệt. Bà Huguet nói đã được tham dự một buổi lễ tuyệt vời, rất ấm cúng, đầy tình thân ái và sẻ chia.
Lễ mừng xuân của ACE Cachan khép lại trong lời ca, điệu nhạc chào đón nàng Xuân. Đặc biệt, năm nay, ACE Cachan đã cùng nhau biên tập lại lời bài hát "Em ở nông trường, em ra biên giới" của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thành bài hát truyền thống của họ có tựa đề "Từ nước Pháp…" với những lời lẽ đầy xúc cảm:
"Xa gia đình, xa đất nước
Lúc ra đi, vấn vương ở lại
Nhưng trong lòng như muốn nói
Những gian nan sẽ đo lòng người.
Từ nước Pháp xa, phố Paris hoa lệ
Và Cachan dọc những lối mòn qua
Từ thành phố này, những con người mới
Hợp cùng nhau thành một mái nhà chung"./.
Trung Dũng/Paris (Vietnam+)