Chúng ta biết gì về trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi trong tết Trung thu? Phóng viên Vietnam+ đã đến thăm và chia sẻ quyền được phá cỗ trông trăng là của mọi em thơ. Nhưng còn đó những băn khoăn sau Trung thu của các em "ở nơi không có bố, ở chỗ không có nhà" như dưới đây?
Trung thu của trẻ “không gia đình” trong “gia đình ghép lại!”
Chúng tôi đến làng trẻ Birla vào một ngày gần rằm tháng tám, được biết các em đang chờ lắm ngày phá cỗ Trung thu. Làng Birla có bốn gia đình lớn với hơn một trăm trẻ mồ côi. Khi vào làng trẻ Birla các cháu sẽ được dưỡng nuôi theo mô hình gia đình với gần 30 con từ 1 đến 18 tuổi.
Các cháu ở đây đều được đi học đầy đủ ở các trường bên ngoài như mọi học sinh trong địa bàn dân cư mà trường đóng. Là cơ sở bảo trợ xã hội, làng Birla đã xây dựng cho các cháu có được một mái ấm gia đình mới, có mẹ, anh chị và các em. Đặc biệt, hằng năm, vào dịp Trung thu là khoảng thời gian háo hức nhất của các em trong “gia đình ghép lại” của mình.
Ông Chu Đình Điệp-Giám đốc làng trẻ Birla cho biết: “Trong dịp Trung thu này, các con có nhiều chương trình lắm. Kế hoạch cả dịp cứ dày kín. Làng có xe đưa đón các cháu đi chơi tập thể ở các điểm có tổ chức Trung thu trên địa bàn Hà Nội.”
Ông Điệp vui vẻ thông báo: “Các con sẽ được đi phá cỗ ở Cung Thiếu Nhi, đi xem xiếc ở Rạp xiếc Trung ương, đi tham dự Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đặc biệt, đêm 21/9 (đêm 14 âm lịch) bắt đầu vào hồi 18h30, chúng tôi tổ chức cho các con phá cỗ tại làng. Hiện nay, các mẹ đang chuẩn bị cỗ để phá, các con đang say mê chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Từ làng trẻ mồ côi Birla Hà Nội đã có hơn 100 trẻ trưởng thành trở về với người thân, nhiều con đã và đang học tại các trường đại học cao đẳng…Con nào cũng mang theo hành trang vào đời là những đêm Trung thu vui nhất cùng gia đình đông anh chị em nhất ấy.Dịp Tết, dịp hè có con còn về với ông bà, cô chú chứ Trung thu là dịp "nhà" nào trong làng cũng đông đủ.
Chị Trần Thị Dung- Phó Giám đốc làng trẻ Birla trao đổi với chúng tôi: “Làng hiện đang có 104 cháu, hồi hè vừa rồi 10 cháu trưởng thành đã vào đời. Năm nào, làng cũng có các cháu đỗ vào Đại học. Có cháu còn được vào thẳng Đại học, có cháu luôn phấn đấu trong top 20/ 600 của trường và luôn được nhận học bổng.
Thời kỳ trước khó khăn hơn về lo vật chất, nhưng bây giờ lại khó khăn về quản lý các cháu. May mà hầu hết các cháu "biết phận mình" nên rất ngoan. Ở tập trung như vậy nhưng không có chuyện “gà cùng một mẹ” đánh nhau trong làng.
Ông Chu Đình Điệp tâm sự: “Năm nào cũng thế, Trung thu là dịp các em nhỏ vốn chịu nhiều thiệt thòi được xã hội quan tâm bù đắp. Tại làng Birla cũng vậy, dịp này các con được nhiều quà, nhiều niềm vui. Tuy nhiên chúng tôi mong các tổ chức, cá nhân luôn quan tâm để các con lúc nào cũng được chăm sóc và “đình đám” như Trung thu.”
Phóng viên Vietnam+ gặp mẹ Nguyễn Thị Mùi đúng vào ngày mẹ chia tay về nghỉ hưu sau hơn 22 năm công tác tại làng. Mẹ Mùi kể: “Tôi đã làm mẹ ở đây từ năm đầu của làng, ở tại nhà này nuôi dạy các con suốt 22 năm. Tôi không thể kể liền một lúc thứ tự tên từng con đã lớn lên từ đây. Nhưng Trung thu nào nhà tôi cũng có những kỷ niệm để các con nhớ mãi. Tôi quyết định dù nghỉ hưu, Trung thu này vẫn ở với các con. Làng Birla đã là mái nhà, là một phần đời quan trọng nhất của tôi!”
Các mẹ ở đây coi các con là toàn bộ vui buồn của đời mình. Vì ai khi vào làng cũng phải hy sinh hạnh phúc cá nhân. Không làm vợ làm mẹ như những người phụ nữ bình thường khác...
Sang nhà “hàng xóm” ở liền bên, mẹ Nguyễn Thị Diên đã đưa chúng tôi đi thăm nhà. Vừa đi chị nói: “Các con tôi háo hức với Trung thu lắm. Rộn ràng mấy tuần nay rồi!” Chúng tôi theo mẹ Diên vào xem nơi ở của các con trai chị, tất cả đều ngăn nắp trừ chỗ ở của bé Trường có quần áo để trên ghế ngồi học. Hẳn mẹ Diên đang định đợi đứa con trai luộm thuộm nhất này đi học về sẽ chỉ dạy "trực quan."
Mẹ Diên tự hào về đứa con gái học giỏi nhất nhà, trong nửa tháng sau khai giảng.con đã được tới 12 điểm 10. Những ngôi sao màu đỏ gạch trên bảng tên các con là phần thông báo thành tích trước Trung thu thật…sốt dẻo.
Mẹ Diên chào chúng tôi vì đến giờ đi đón 12 đứa con đang ở tuổi học tiểu học sắp tan trường. Chúng tôi còn gặp Huyền, học sinh trường trung học phổ thông Cầu Giấy đang giúp mẹ chuẩn bị cơm trưa với những đĩa đậu rán thơm nức cho các em đi học về ăn…
Phóng viên rời làng khi những đứa con ở đây đang cắp sách về ngôi nhà nhiều anh em, mái nhà chỉ có mẹ mà không có bố. Nhìn mặt các em rạng rỡ mà chúng tôi lắng lòng nghĩ đến hoàn cảnh côi cút ở đây...Cho dù được chăm lo nhưng hẳn trong sâu thẳm mỗi em còn âm thầm nỗi ao ước bất thành về chiếc đèn ông sao được thắp sáng lên từ bàn tay cha mẹ ruột của mình…
Những đứa trẻ "không có nhà trên mặt đất" hướng về cung trăng
Hơn mười đứa trẻ của xóm nổi trên sông Hồng cũng thành một đám trẻ cùng chơi đang hướng về cung trăng, chú Cuội, chị Hằng.Thật tình, gọi là xóm nhà bè thì “sang” quá, vì ở đây chỉ gồm 13 gia đình ngụ cư dưới bãi sông Hồng thuộc phường Phúc Xá, Hà Nội. Như mọi đứa trẻ khác, các em thơ nơi đây đang háo hức từng ngày chờ được phá cỗ, ngước tìm chị Hằng trong Tết Trung thu.
Gặp chị Hạnh, một người đã trú ngụ ở đây gần bốn năm, chúng tôi được biết: Mấy năm vừa qua, dịp Trung thu nào cũng có sinh viên của một số trường xuống bãi sông tổ chức cắm trại cho các em.
Ngày thường, mỗi lúc thành phố rực sáng ánh đèn điện thì xóm nhà bè chìm vào trong bóng tối bao la của sông nước, tách biệt và côi cút. Do vậy, chỉ một chiếc trại nhỏ các sinh viên dựng lên cho bọn trẻ đón Trung thu cũng đủ làm cho xóm nhà bè rộn ràng, phấn chấn.
Chị Hạnh nhớ lại sự vui mừng của con chị trong Tết Trung thu năm ngoái. Đó là Trung thu, Nhi (con gái 9 tuổi của chị Hạnh) được cùng chúng bạn tung tăng ra vào dưới mái trại trên cạn chứ không phải tròng trành trong chiếc nhà bè trên mặt nước. Đã thế, Nhi còn được gọt bưởi và bổ bánh cùng các anh chị sinh viên và chúng bạn.
Còn Hiếu, con trai lớn nhất của chị năm nay 11 tuổi cũng tỏ ra hào hứng khi nhắc tới các chương trình đón Tết Trung thu. Em khoe, vài hôm trước có mấy anh chị sinh viên đến đây chia bánh nướng cho các em. Hiếu vẫn để dành chiếc bánh đó cho buổi cắm trại sắp tới.
Mười ba đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau nô đùa trên bãi sông, có đứa mới lên hai còn chưa tự nói được một câu dài cũng toe toét cười, bi bô mấy từ “Trung thu, ăn bánh.”
Trung thu đối với bọn trẻ xóm nhà bè còn vui hơn Tết. Bởi, Tết thì mọi người về quê, Hà Nội vắng, xóm nhà bè lại càng quạnh hiu. Còn Trung Thu, các bé được quây quần, hò hát chơi trò chơi và được ăn bánh trái.
Khi chúng tôi hỏi về kế hoạch Trung thu cho các em ở xóm “ngụ cư,” ông Nguyễn Xuân Thạch, Phó Ban Bảo vệ phường Phúc Xá cho biết, hàng năm, phường vẫn xuống phát bánh kẹo cho các em. Năm nay, phường còn có kế hoạch đưa các em lên bờ cùng các thiếu nhi của Phúc Xá đón Trung thu tại Uỷ ban nhân dân phường.
Thật vui vì trẻ xóm nổi Trung thu này không bập bềnh trăng...sông! Nhưng rời bãi sông chúng tôi lại chạnh nghĩ: Giá như các em luôn có những ngày thường được học và chơi như các trẻ có... nhà trên mặt đất./.
Trung thu của trẻ “không gia đình” trong “gia đình ghép lại!”
Chúng tôi đến làng trẻ Birla vào một ngày gần rằm tháng tám, được biết các em đang chờ lắm ngày phá cỗ Trung thu. Làng Birla có bốn gia đình lớn với hơn một trăm trẻ mồ côi. Khi vào làng trẻ Birla các cháu sẽ được dưỡng nuôi theo mô hình gia đình với gần 30 con từ 1 đến 18 tuổi.
Các cháu ở đây đều được đi học đầy đủ ở các trường bên ngoài như mọi học sinh trong địa bàn dân cư mà trường đóng. Là cơ sở bảo trợ xã hội, làng Birla đã xây dựng cho các cháu có được một mái ấm gia đình mới, có mẹ, anh chị và các em. Đặc biệt, hằng năm, vào dịp Trung thu là khoảng thời gian háo hức nhất của các em trong “gia đình ghép lại” của mình.
Ông Chu Đình Điệp-Giám đốc làng trẻ Birla cho biết: “Trong dịp Trung thu này, các con có nhiều chương trình lắm. Kế hoạch cả dịp cứ dày kín. Làng có xe đưa đón các cháu đi chơi tập thể ở các điểm có tổ chức Trung thu trên địa bàn Hà Nội.”
Ông Điệp vui vẻ thông báo: “Các con sẽ được đi phá cỗ ở Cung Thiếu Nhi, đi xem xiếc ở Rạp xiếc Trung ương, đi tham dự Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đặc biệt, đêm 21/9 (đêm 14 âm lịch) bắt đầu vào hồi 18h30, chúng tôi tổ chức cho các con phá cỗ tại làng. Hiện nay, các mẹ đang chuẩn bị cỗ để phá, các con đang say mê chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Từ làng trẻ mồ côi Birla Hà Nội đã có hơn 100 trẻ trưởng thành trở về với người thân, nhiều con đã và đang học tại các trường đại học cao đẳng…Con nào cũng mang theo hành trang vào đời là những đêm Trung thu vui nhất cùng gia đình đông anh chị em nhất ấy.Dịp Tết, dịp hè có con còn về với ông bà, cô chú chứ Trung thu là dịp "nhà" nào trong làng cũng đông đủ.
Chị Trần Thị Dung- Phó Giám đốc làng trẻ Birla trao đổi với chúng tôi: “Làng hiện đang có 104 cháu, hồi hè vừa rồi 10 cháu trưởng thành đã vào đời. Năm nào, làng cũng có các cháu đỗ vào Đại học. Có cháu còn được vào thẳng Đại học, có cháu luôn phấn đấu trong top 20/ 600 của trường và luôn được nhận học bổng.
Thời kỳ trước khó khăn hơn về lo vật chất, nhưng bây giờ lại khó khăn về quản lý các cháu. May mà hầu hết các cháu "biết phận mình" nên rất ngoan. Ở tập trung như vậy nhưng không có chuyện “gà cùng một mẹ” đánh nhau trong làng.
Ông Chu Đình Điệp tâm sự: “Năm nào cũng thế, Trung thu là dịp các em nhỏ vốn chịu nhiều thiệt thòi được xã hội quan tâm bù đắp. Tại làng Birla cũng vậy, dịp này các con được nhiều quà, nhiều niềm vui. Tuy nhiên chúng tôi mong các tổ chức, cá nhân luôn quan tâm để các con lúc nào cũng được chăm sóc và “đình đám” như Trung thu.”
Phóng viên Vietnam+ gặp mẹ Nguyễn Thị Mùi đúng vào ngày mẹ chia tay về nghỉ hưu sau hơn 22 năm công tác tại làng. Mẹ Mùi kể: “Tôi đã làm mẹ ở đây từ năm đầu của làng, ở tại nhà này nuôi dạy các con suốt 22 năm. Tôi không thể kể liền một lúc thứ tự tên từng con đã lớn lên từ đây. Nhưng Trung thu nào nhà tôi cũng có những kỷ niệm để các con nhớ mãi. Tôi quyết định dù nghỉ hưu, Trung thu này vẫn ở với các con. Làng Birla đã là mái nhà, là một phần đời quan trọng nhất của tôi!”
Các mẹ ở đây coi các con là toàn bộ vui buồn của đời mình. Vì ai khi vào làng cũng phải hy sinh hạnh phúc cá nhân. Không làm vợ làm mẹ như những người phụ nữ bình thường khác...
Sang nhà “hàng xóm” ở liền bên, mẹ Nguyễn Thị Diên đã đưa chúng tôi đi thăm nhà. Vừa đi chị nói: “Các con tôi háo hức với Trung thu lắm. Rộn ràng mấy tuần nay rồi!” Chúng tôi theo mẹ Diên vào xem nơi ở của các con trai chị, tất cả đều ngăn nắp trừ chỗ ở của bé Trường có quần áo để trên ghế ngồi học. Hẳn mẹ Diên đang định đợi đứa con trai luộm thuộm nhất này đi học về sẽ chỉ dạy "trực quan."
Mẹ Diên tự hào về đứa con gái học giỏi nhất nhà, trong nửa tháng sau khai giảng.con đã được tới 12 điểm 10. Những ngôi sao màu đỏ gạch trên bảng tên các con là phần thông báo thành tích trước Trung thu thật…sốt dẻo.
Mẹ Diên chào chúng tôi vì đến giờ đi đón 12 đứa con đang ở tuổi học tiểu học sắp tan trường. Chúng tôi còn gặp Huyền, học sinh trường trung học phổ thông Cầu Giấy đang giúp mẹ chuẩn bị cơm trưa với những đĩa đậu rán thơm nức cho các em đi học về ăn…
Phóng viên rời làng khi những đứa con ở đây đang cắp sách về ngôi nhà nhiều anh em, mái nhà chỉ có mẹ mà không có bố. Nhìn mặt các em rạng rỡ mà chúng tôi lắng lòng nghĩ đến hoàn cảnh côi cút ở đây...Cho dù được chăm lo nhưng hẳn trong sâu thẳm mỗi em còn âm thầm nỗi ao ước bất thành về chiếc đèn ông sao được thắp sáng lên từ bàn tay cha mẹ ruột của mình…
Những đứa trẻ "không có nhà trên mặt đất" hướng về cung trăng
Hơn mười đứa trẻ của xóm nổi trên sông Hồng cũng thành một đám trẻ cùng chơi đang hướng về cung trăng, chú Cuội, chị Hằng.Thật tình, gọi là xóm nhà bè thì “sang” quá, vì ở đây chỉ gồm 13 gia đình ngụ cư dưới bãi sông Hồng thuộc phường Phúc Xá, Hà Nội. Như mọi đứa trẻ khác, các em thơ nơi đây đang háo hức từng ngày chờ được phá cỗ, ngước tìm chị Hằng trong Tết Trung thu.
Gặp chị Hạnh, một người đã trú ngụ ở đây gần bốn năm, chúng tôi được biết: Mấy năm vừa qua, dịp Trung thu nào cũng có sinh viên của một số trường xuống bãi sông tổ chức cắm trại cho các em.
Ngày thường, mỗi lúc thành phố rực sáng ánh đèn điện thì xóm nhà bè chìm vào trong bóng tối bao la của sông nước, tách biệt và côi cút. Do vậy, chỉ một chiếc trại nhỏ các sinh viên dựng lên cho bọn trẻ đón Trung thu cũng đủ làm cho xóm nhà bè rộn ràng, phấn chấn.
Chị Hạnh nhớ lại sự vui mừng của con chị trong Tết Trung thu năm ngoái. Đó là Trung thu, Nhi (con gái 9 tuổi của chị Hạnh) được cùng chúng bạn tung tăng ra vào dưới mái trại trên cạn chứ không phải tròng trành trong chiếc nhà bè trên mặt nước. Đã thế, Nhi còn được gọt bưởi và bổ bánh cùng các anh chị sinh viên và chúng bạn.
Còn Hiếu, con trai lớn nhất của chị năm nay 11 tuổi cũng tỏ ra hào hứng khi nhắc tới các chương trình đón Tết Trung thu. Em khoe, vài hôm trước có mấy anh chị sinh viên đến đây chia bánh nướng cho các em. Hiếu vẫn để dành chiếc bánh đó cho buổi cắm trại sắp tới.
Mười ba đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau nô đùa trên bãi sông, có đứa mới lên hai còn chưa tự nói được một câu dài cũng toe toét cười, bi bô mấy từ “Trung thu, ăn bánh.”
Trung thu đối với bọn trẻ xóm nhà bè còn vui hơn Tết. Bởi, Tết thì mọi người về quê, Hà Nội vắng, xóm nhà bè lại càng quạnh hiu. Còn Trung Thu, các bé được quây quần, hò hát chơi trò chơi và được ăn bánh trái.
Khi chúng tôi hỏi về kế hoạch Trung thu cho các em ở xóm “ngụ cư,” ông Nguyễn Xuân Thạch, Phó Ban Bảo vệ phường Phúc Xá cho biết, hàng năm, phường vẫn xuống phát bánh kẹo cho các em. Năm nay, phường còn có kế hoạch đưa các em lên bờ cùng các thiếu nhi của Phúc Xá đón Trung thu tại Uỷ ban nhân dân phường.
Thật vui vì trẻ xóm nổi Trung thu này không bập bềnh trăng...sông! Nhưng rời bãi sông chúng tôi lại chạnh nghĩ: Giá như các em luôn có những ngày thường được học và chơi như các trẻ có... nhà trên mặt đất./.
Nguyễn Anh-Thúy Mơ (Vietnam+)