Khác với người thành phố có thể ăn bánh chưng bất cứ lúc nào trong năm vì ngoài hàng quán lúc nào cũng bày bán, người dân quê tôi chỉ có bánh chưng trong dịp Tết.
Mỗi Tết Nguyên đán, lũ trẻ lại háo hức chờ đợi được rửa lá dong, được ngồi xem bố gói bánh chưng để nghe mùi lá ngai ngái hòa với hương gạo nếp thơm nức, mùi thịt béo ngậy và mùi gừng nồng ấm.
Năm nào cũng vậy, các buổi chợ phiên từ ngày 22 tháng Chạp đổ ra đến 30 Tết, người ta bắt đầu bán lá dong dọc hai bên cổng chợ. Không khí Tết ùa về từ những mớ lá xanh mướt, từ dáng tất tả của những người chị, người mẹ ngồi lựa từng bó lá, từ những chiếc thúng đựng đầy lá dong theo chân người mua xuôi vào từng ngõ xóm.
Lá dong ta (dong trồng trong vườn) xanh mướt. Lá dong này gói bánh, lớp gạo bên ngoài sẽ xanh hơn, thơm hơn, nhưng mặt lá nhỏ nên thường được chọn để làm lớp áo trong cho bánh. Lá dong rừng được các thương lái buôn về to bản hơn, nhưng màu xanh nhạt và hơi vàng, được dùng làm lớp áo ngoài.
Lũ trẻ con luôn được giao nhiệm vụ thực hiện công đoạn đầu tiên của quy trình gói bánh, đó là việc rửa lá dong. Múc một chậu nước to và cẩn thận rửa từng lá một, nhẹ nhàng cọ xuôi theo chiều gân lá để lá không bị rách.
Trong khi đó thì mẹ đã ngâm gạo nếp, đồ đỗ xanh, luộc thịt và thái ra thành từng lát mỏng. Bố giã gừng, thêm một tô hành củ để bên.
Và đặc biệt, với người dân ở làng tôi, bánh chưng không thể thiếu đường. Không phải đường kính hay đường hoa mai mà là đường phên, có màu vàng, được đóng tảng to như cục gạch. Đường được thái nhỏ, phủ một lớp mỏng trong nhân bánh.
Ngày bé, ngồi xem bố gói bánh, tranh phần gấp lá hoặc múc sẵn một bát gạo cho bố đổ, thấy mình hữu ích lắm, thấy yêu biết bao nhiêu cái bánh chưng xanh xanh với 6 đường lạt buộc. Rồi cũng tập tành gói bánh. Bố luôn cổ vũ chúng tôi tự làm cái bánh riêng cho mình. Thế là Tết năm nào cũng có mấy chiếc bánh nhỏ xinh bên cạnh những tấm bánh to vuông vắn.
Buổi tối mùa đông lạnh, ngồi bên nồi bánh đang bốc hơi nghi ngút, hít hà mùi thơm phưng phức, vừa xuýt xoa huơ tay bên bếp lửa hồng, vừa hồi hộp mong chờ thành quả lao động của mình là một cảm xúc không thể gọi tên.
Ngồi trông bánh chưng, với đám trẻ con chúng tôi, không thể thiếu mấy củ khoai lang, khoai tây hay bắp ngô để đút ngang trong lò than nóng đỏ.
Chỉ dăm phút đã đủ để một củ khoai chín, bở tơi, thơm nức mũi. Vừa khều khoai ra khỏi bếp, vừa thổi để bay lớp tro bao ngoài vỏ. Cầm củ khoai lên tay. Ui cha là nóng. Phải chuyền hết từ tay nọ sang tay kia. Rồi cứ để củ khoai bốc hơi nóng nghi ngút, vừa bóc, vừa thổi, vừa ăn. Cái lạnh mùa đông như tan biến. Có lẽ chẳng khi nào ăn khoai nướng lại ngon đến thế.
Nồi bánh sôi ùng ục. Bánh đang dần chín và Tết cũng đã kề cận rất gần. Tết với lũ trẻ vùng quê là những ngày thật tuyệt vì được mặc quần áo đẹp, được ăn bánh kẹo, được xem pháo hoa, được đi chơi nhà họ hàng, được tung tẩy cùng lũ bạn đi chúc Tết thầy cô rồi kéo nhau hết từ nhà đứa này sang nhà đứa khác.
Đấy là những ngày thảnh thơi nhất trong năm, không phải đến trường, không phải lo bài vở, không phải phụ giúp công việc gia đình, chỉ có chơi và chúc tụng, mọi người gặp nhau đều cười tươi rạng rỡ.
Tết cũng có nghĩa là một năm mới lại đến với bao háo hức, bao chờ đợi, bao hy vọng. Tết là thêm một tuổi, là lớn hơn một chút.
Canh bánh chưng thường phải tới tận nửa đêm, nhưng những đứa trẻ thường ngày háo ngủ thì nay mắt vẫn mở to tròn. Chiếc bánh đầu tiên được bố trang trọng đặt lên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên. Những chiếc còn lại được xếp thành hàng dọc, đè một tấm gỗ lên trên để ép cho nước trong bánh chảy bớt, làm cho bánh được săn chắc hơn.
Ngày nhỏ, chẳng bao giờ chúng tôi đợi được đến sáng hôm sau mà chỉ nhăm nhăm chờ hương cháy hết là đòi ăn bánh. Buổi tối mùa đông của những ngày cuối cùng trong năm, cả nhà ngồi quây quần bên chiếc bánh chưng vẫn còn bốc hơi nóng, vừa ăn, vừa hít hà, vừa chuyện trò rôm rả. Ngôi nhà nhỏ trở nên đầm ấm đến lạ kỳ, hạnh phúc như lan tỏa. Và ở ngoài kia, mùa xuân đang về./.
Mỗi Tết Nguyên đán, lũ trẻ lại háo hức chờ đợi được rửa lá dong, được ngồi xem bố gói bánh chưng để nghe mùi lá ngai ngái hòa với hương gạo nếp thơm nức, mùi thịt béo ngậy và mùi gừng nồng ấm.
Năm nào cũng vậy, các buổi chợ phiên từ ngày 22 tháng Chạp đổ ra đến 30 Tết, người ta bắt đầu bán lá dong dọc hai bên cổng chợ. Không khí Tết ùa về từ những mớ lá xanh mướt, từ dáng tất tả của những người chị, người mẹ ngồi lựa từng bó lá, từ những chiếc thúng đựng đầy lá dong theo chân người mua xuôi vào từng ngõ xóm.
Lá dong ta (dong trồng trong vườn) xanh mướt. Lá dong này gói bánh, lớp gạo bên ngoài sẽ xanh hơn, thơm hơn, nhưng mặt lá nhỏ nên thường được chọn để làm lớp áo trong cho bánh. Lá dong rừng được các thương lái buôn về to bản hơn, nhưng màu xanh nhạt và hơi vàng, được dùng làm lớp áo ngoài.
Lũ trẻ con luôn được giao nhiệm vụ thực hiện công đoạn đầu tiên của quy trình gói bánh, đó là việc rửa lá dong. Múc một chậu nước to và cẩn thận rửa từng lá một, nhẹ nhàng cọ xuôi theo chiều gân lá để lá không bị rách.
Trong khi đó thì mẹ đã ngâm gạo nếp, đồ đỗ xanh, luộc thịt và thái ra thành từng lát mỏng. Bố giã gừng, thêm một tô hành củ để bên.
Và đặc biệt, với người dân ở làng tôi, bánh chưng không thể thiếu đường. Không phải đường kính hay đường hoa mai mà là đường phên, có màu vàng, được đóng tảng to như cục gạch. Đường được thái nhỏ, phủ một lớp mỏng trong nhân bánh.
Ngày bé, ngồi xem bố gói bánh, tranh phần gấp lá hoặc múc sẵn một bát gạo cho bố đổ, thấy mình hữu ích lắm, thấy yêu biết bao nhiêu cái bánh chưng xanh xanh với 6 đường lạt buộc. Rồi cũng tập tành gói bánh. Bố luôn cổ vũ chúng tôi tự làm cái bánh riêng cho mình. Thế là Tết năm nào cũng có mấy chiếc bánh nhỏ xinh bên cạnh những tấm bánh to vuông vắn.
Buổi tối mùa đông lạnh, ngồi bên nồi bánh đang bốc hơi nghi ngút, hít hà mùi thơm phưng phức, vừa xuýt xoa huơ tay bên bếp lửa hồng, vừa hồi hộp mong chờ thành quả lao động của mình là một cảm xúc không thể gọi tên.
Ngồi trông bánh chưng, với đám trẻ con chúng tôi, không thể thiếu mấy củ khoai lang, khoai tây hay bắp ngô để đút ngang trong lò than nóng đỏ.
Chỉ dăm phút đã đủ để một củ khoai chín, bở tơi, thơm nức mũi. Vừa khều khoai ra khỏi bếp, vừa thổi để bay lớp tro bao ngoài vỏ. Cầm củ khoai lên tay. Ui cha là nóng. Phải chuyền hết từ tay nọ sang tay kia. Rồi cứ để củ khoai bốc hơi nóng nghi ngút, vừa bóc, vừa thổi, vừa ăn. Cái lạnh mùa đông như tan biến. Có lẽ chẳng khi nào ăn khoai nướng lại ngon đến thế.
Nồi bánh sôi ùng ục. Bánh đang dần chín và Tết cũng đã kề cận rất gần. Tết với lũ trẻ vùng quê là những ngày thật tuyệt vì được mặc quần áo đẹp, được ăn bánh kẹo, được xem pháo hoa, được đi chơi nhà họ hàng, được tung tẩy cùng lũ bạn đi chúc Tết thầy cô rồi kéo nhau hết từ nhà đứa này sang nhà đứa khác.
Đấy là những ngày thảnh thơi nhất trong năm, không phải đến trường, không phải lo bài vở, không phải phụ giúp công việc gia đình, chỉ có chơi và chúc tụng, mọi người gặp nhau đều cười tươi rạng rỡ.
Tết cũng có nghĩa là một năm mới lại đến với bao háo hức, bao chờ đợi, bao hy vọng. Tết là thêm một tuổi, là lớn hơn một chút.
Canh bánh chưng thường phải tới tận nửa đêm, nhưng những đứa trẻ thường ngày háo ngủ thì nay mắt vẫn mở to tròn. Chiếc bánh đầu tiên được bố trang trọng đặt lên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên. Những chiếc còn lại được xếp thành hàng dọc, đè một tấm gỗ lên trên để ép cho nước trong bánh chảy bớt, làm cho bánh được săn chắc hơn.
Ngày nhỏ, chẳng bao giờ chúng tôi đợi được đến sáng hôm sau mà chỉ nhăm nhăm chờ hương cháy hết là đòi ăn bánh. Buổi tối mùa đông của những ngày cuối cùng trong năm, cả nhà ngồi quây quần bên chiếc bánh chưng vẫn còn bốc hơi nóng, vừa ăn, vừa hít hà, vừa chuyện trò rôm rả. Ngôi nhà nhỏ trở nên đầm ấm đến lạ kỳ, hạnh phúc như lan tỏa. Và ở ngoài kia, mùa xuân đang về./.
Phạm Mai (Vietnam+)