Gió heo may thổi dọc phố dài. Trời khô ráo và sạch sẽ. Nhà ai đốt hương trầm, mùi thơm bay ra hòa tan trong không khí se lạnh. Các cửa hàng hai bên đường như sáng lên bởi các tấm áp phích sặc sỡ. Tết lại đến rồi đây!
Những cảm xúc tưởng chừng đã ngủ quên giờ như bừng tỉnh khiến xao động cả một vùng ký ức. Trong lòng bỗng dưng trào lên nỗi nhớ, nhớ nhà, nhớ quê và đặc biệt nhớ cái hương vị Tết của những ngày thơ ấu.
Cả năm chắt chiu, dành dụm chỉ để cho cái Tết được tươm tất nên Tết trước đây là thứ gì đó rất xa xỉ, rất linh thiêng. Tết có quá nhiều thứ để chuẩn bị, mua sắm. Cũng vì quá nhiều lo lắng nên dễ làm thiếu mất cái nọ, cái kia… nhưng bánh chưng thì chưa thấy có ai quên bao giờ.
Chị Nguyễn Thu Anh, quê An Lão, Hải Phòng nhớ lại: "Tết là thời gian mà gia đình tôi được sum vầy đầm ấm nhất. Tết, tôi thích nhất là được theo mẹ đi chợ. Chợ quê dịp Tết dường như đông đúc hơn, nhộn nhịp hơn. Bao nhiêu hàng hóa từ chợ huyện mang về nhưng cũng không ít những thức hàng của quê nhà: Nào bánh gai, nào mớ đậu, bó lá dong, bó lạt, mớ hành…"
Bắt đầu từ khoảng 26 Tết, ra đường là bắt gặp ngay những nồi bánh chưng kê trên vỉa hè trước cửa nhà, củi lửa nghi ngút, nhà nào cứ có mặt bằng đặt đủ 3 viên gạch làm bếp đặt nồi là gói bánh. Ít thì dăm bảy, nhiều thì hai chục bánh, có khi còn hơn vì gói hộ cho cả anh em họ hàng không có chỗ đặt bếp đun. Các cô, các bà, các chị tíu tít vo gạo, rửa lá, đãi đậu, bổ củi chuẩn bị cho nồi bánh. Bận nhưng vui.
Còn chị Đoàn Minh Trang cũng nao nao không kém: "Nấu bánh luôn là thời gian mà tôi trông chờ nhất, bố chọn những cây củi to nhất, kê mấy viên gạch lên cao ngay giữa nhà bếp để bắc nồi. Mẹ thì khéo léo sắp bánh vào cái nồi thật to rồi đổ ngập nước. Đêm, khi ngoài trời mưa rả rích cùng cái rét căm người, cả nhà quây quần bên nồi bánh, ấm cúng biết bao! Bên bếp lửa hồng, có câu chuyện Tết từ thời xa xưa bà kể, có chuyện chợ búa sáng nay của mẹ, có chuyện xa xôi nơi chiến trường ác liệt của bố. Khi nồi bánh chín được vớt ra, thế nào chị em tôi cũng được một cắp bánh ít ăn trước."
Thường ở quê, cứ chiều 27, 28 Tết là cứ vài nhà chung nhau một con lợn mổ lấy thịt (gọi là đụng lợn). Mổ xong, mỗi nhà mang một thúng đến lấy thịt đem về, hôm đó thế nào những gia đình này cũng được một bữa lòng lợn, tiết canh no nê.
Hiện nay người ta gói giò bằng máy hoặc mua 1-2kg là xong chứ ngày đó cứ đụng lợn xong là nhà nào cũng phải giã giò. Ai đi xa về đến đầu làng đã nghe thấy tiếng chày, cối lách cách, vui tai và rộn ràng lắm.
Tết ở quê, không thể không kể đến các phiên chợ Tết thường rất đông người. Người từ các nơi đổ về đông đến nỗi muốn đi qua chợ phải lách, phải gạt nhau ra mới đi nổi. Trẻ em vòi vĩnh mẹ mua câu đối Tết hay mấy bức tranh cá chép, tranh Lê Lợi, Quang Trung cưỡi voi đánh giặc hoặc tranh nhau xem múa rối nước, rối que. Trẻ em cũng được mẹ mua quần áo mới và được quyền nhõng nhẽo đòi bánh kẹo, đòi mấy con tò he, mấy băng pháo tép. Đi chợ về lại tụ tập với đám trẻ con trong xóm, đứa nào cũng khoe những thứ mới mua được và đem ra chơi cùng nhau.
Có lẽ khi ở tuổi trưởng thành, mấy ai mà không hình dung lại cảnh người mẹ nghèo lo mua quần áo, quà bánh, rượu, thuốc cho chồng, con nhưng lại rất ít chú ý mua sắm cho mình. Mẹ mua hương hoa, giấy tiền cho người đã khuất, mua lá dong, đỗ xanh, gạo nếp rồi nhẩm tính Tết này gói mấy đồng bánh chưng và đi Tết những đâu, sao cho không thua chị kém em.
Chợ Tết quê là sự giao thoa giữa sắc màu của một vùng với đủ các sản phẩm do con người một nắng hai sương làm ra. Từ các loại gạo nếp, gạo tẻ, gạo tám thơm, đến rau xanh, quả gấc chín đỏ để đồ xôi, những phên đường mía, mật mía cho tới quả cam chín hồng, những quả bưởi vàng mơ.
Những quả cau nho nhỏ, những lá trầu xanh tới những con gà, con vịt, những mớ lá dong, những thúng đỗ xanh cho tới măng rừng, cá biển cũng hiện diện đầy đủ trong phiên chợ Tết, kẻ bán người mua tấp nập, ồn ào.
Gần đây, kinh tế đất nước đang trên đà đổi mới, các chợ quê đã đổi thay nhiều. Những gian hàng được xây kiên cố và được chia thành nhiều quầy bán đủ các loại hàng hóa nội, ngoại, từ vải vóc, đồ dùng sinh hoạt, các món ăn chín, sống đến xe máy, tivi, tủ lạnh và quà tặng ngày xuân. Điều này chứng tỏ cuộc sống, kinh tế ở nông thôn Việt Nam đang thay da đổi thịt, đời sống được nâng cao cả tinh thần lẫn vật chất không thua kém gì thành phố, thị xã.
Quan niệm về Tết cũng đã có nhiều thay đổi. Bây giờ người ta thường nói “nghỉ Tết” chứ ít người nói “ăn Tết”. Tết hiện đại, người ta thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi, du lịch. Theo số liệu của các công ty du lịch, cứ vào dịp Tết hàng năm có khoảng hơn 10.000 người đăng ký các tour du lịch nước ngoài. Còn số lượng đi du lịch nội địa cũng rất đông.
Từ khoảng mùng 2 Tết trở ra, các khu du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Mũi Né, Vũng Tàu, Nha Trang đông chặt khách du lịch. Điều đó cho thấy quan niệm về Tết nay là nghỉ ngơi, vui chơi nhiều hơn nên bây giờ người ta thích gọi là “nghỉ Tết” hơn là “ăn Tết”.
Khái niệm “ăn Tết” bây giờ cũng khác. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, mới đọc lên đã thấy hương vị Tết. Nhưng giờ đây người ta sợ thịt mỡ, sợ cả thịt. Nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên, được đáp ứng ngay khi có tiền, chứ không đợi đến Tết.
Bánh trưng cũng vậy, giờ người ta không quá coi trọng việc gói bánh, miễn sao có để “thắp hương” là được. Bánh bán đầy ngoài chợ, vào cả siêu thị, có cả loại bánh bọc túi hút chân không khỏi lo vấn đề vệ sinh. Mục đích “gói để ăn” không còn nhiều, nhưng Hà Nội vẫn còn những gia đình gói bánh vì luyến tiếc cái không khí tất bật, náo nức bên nồi bánh chưng đang chờ chín.
Một nhà nghiên cứu về văn hóa cho rằng, về cơ bản Tết cổ truyền vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét. Tết vẫn là dịp để gia đình đoàn tụ, để người thân thăm viếng lẫn nhau. Tết cổ truyền vẫn là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nhưng quan niệm đó sẽ phụ thuộc theo từng suy nghĩ và nhận thức của mỗi chúng ta.
Nhưng dù sao trong lòng chúng ta vẫn thấy nhơ nhớ một cái gì đó của những phiên chợ Tết quê ngày xưa, của tiếng giã giò... và nhớ cả sự chuẩn bị tất bật, rộn rạo mấy ngày cho Tết, vất vả nhưng lại rất vui./.
Những cảm xúc tưởng chừng đã ngủ quên giờ như bừng tỉnh khiến xao động cả một vùng ký ức. Trong lòng bỗng dưng trào lên nỗi nhớ, nhớ nhà, nhớ quê và đặc biệt nhớ cái hương vị Tết của những ngày thơ ấu.
Cả năm chắt chiu, dành dụm chỉ để cho cái Tết được tươm tất nên Tết trước đây là thứ gì đó rất xa xỉ, rất linh thiêng. Tết có quá nhiều thứ để chuẩn bị, mua sắm. Cũng vì quá nhiều lo lắng nên dễ làm thiếu mất cái nọ, cái kia… nhưng bánh chưng thì chưa thấy có ai quên bao giờ.
Chị Nguyễn Thu Anh, quê An Lão, Hải Phòng nhớ lại: "Tết là thời gian mà gia đình tôi được sum vầy đầm ấm nhất. Tết, tôi thích nhất là được theo mẹ đi chợ. Chợ quê dịp Tết dường như đông đúc hơn, nhộn nhịp hơn. Bao nhiêu hàng hóa từ chợ huyện mang về nhưng cũng không ít những thức hàng của quê nhà: Nào bánh gai, nào mớ đậu, bó lá dong, bó lạt, mớ hành…"
Bắt đầu từ khoảng 26 Tết, ra đường là bắt gặp ngay những nồi bánh chưng kê trên vỉa hè trước cửa nhà, củi lửa nghi ngút, nhà nào cứ có mặt bằng đặt đủ 3 viên gạch làm bếp đặt nồi là gói bánh. Ít thì dăm bảy, nhiều thì hai chục bánh, có khi còn hơn vì gói hộ cho cả anh em họ hàng không có chỗ đặt bếp đun. Các cô, các bà, các chị tíu tít vo gạo, rửa lá, đãi đậu, bổ củi chuẩn bị cho nồi bánh. Bận nhưng vui.
Còn chị Đoàn Minh Trang cũng nao nao không kém: "Nấu bánh luôn là thời gian mà tôi trông chờ nhất, bố chọn những cây củi to nhất, kê mấy viên gạch lên cao ngay giữa nhà bếp để bắc nồi. Mẹ thì khéo léo sắp bánh vào cái nồi thật to rồi đổ ngập nước. Đêm, khi ngoài trời mưa rả rích cùng cái rét căm người, cả nhà quây quần bên nồi bánh, ấm cúng biết bao! Bên bếp lửa hồng, có câu chuyện Tết từ thời xa xưa bà kể, có chuyện chợ búa sáng nay của mẹ, có chuyện xa xôi nơi chiến trường ác liệt của bố. Khi nồi bánh chín được vớt ra, thế nào chị em tôi cũng được một cắp bánh ít ăn trước."
Thường ở quê, cứ chiều 27, 28 Tết là cứ vài nhà chung nhau một con lợn mổ lấy thịt (gọi là đụng lợn). Mổ xong, mỗi nhà mang một thúng đến lấy thịt đem về, hôm đó thế nào những gia đình này cũng được một bữa lòng lợn, tiết canh no nê.
Hiện nay người ta gói giò bằng máy hoặc mua 1-2kg là xong chứ ngày đó cứ đụng lợn xong là nhà nào cũng phải giã giò. Ai đi xa về đến đầu làng đã nghe thấy tiếng chày, cối lách cách, vui tai và rộn ràng lắm.
Tết ở quê, không thể không kể đến các phiên chợ Tết thường rất đông người. Người từ các nơi đổ về đông đến nỗi muốn đi qua chợ phải lách, phải gạt nhau ra mới đi nổi. Trẻ em vòi vĩnh mẹ mua câu đối Tết hay mấy bức tranh cá chép, tranh Lê Lợi, Quang Trung cưỡi voi đánh giặc hoặc tranh nhau xem múa rối nước, rối que. Trẻ em cũng được mẹ mua quần áo mới và được quyền nhõng nhẽo đòi bánh kẹo, đòi mấy con tò he, mấy băng pháo tép. Đi chợ về lại tụ tập với đám trẻ con trong xóm, đứa nào cũng khoe những thứ mới mua được và đem ra chơi cùng nhau.
Có lẽ khi ở tuổi trưởng thành, mấy ai mà không hình dung lại cảnh người mẹ nghèo lo mua quần áo, quà bánh, rượu, thuốc cho chồng, con nhưng lại rất ít chú ý mua sắm cho mình. Mẹ mua hương hoa, giấy tiền cho người đã khuất, mua lá dong, đỗ xanh, gạo nếp rồi nhẩm tính Tết này gói mấy đồng bánh chưng và đi Tết những đâu, sao cho không thua chị kém em.
Chợ Tết quê là sự giao thoa giữa sắc màu của một vùng với đủ các sản phẩm do con người một nắng hai sương làm ra. Từ các loại gạo nếp, gạo tẻ, gạo tám thơm, đến rau xanh, quả gấc chín đỏ để đồ xôi, những phên đường mía, mật mía cho tới quả cam chín hồng, những quả bưởi vàng mơ.
Những quả cau nho nhỏ, những lá trầu xanh tới những con gà, con vịt, những mớ lá dong, những thúng đỗ xanh cho tới măng rừng, cá biển cũng hiện diện đầy đủ trong phiên chợ Tết, kẻ bán người mua tấp nập, ồn ào.
Gần đây, kinh tế đất nước đang trên đà đổi mới, các chợ quê đã đổi thay nhiều. Những gian hàng được xây kiên cố và được chia thành nhiều quầy bán đủ các loại hàng hóa nội, ngoại, từ vải vóc, đồ dùng sinh hoạt, các món ăn chín, sống đến xe máy, tivi, tủ lạnh và quà tặng ngày xuân. Điều này chứng tỏ cuộc sống, kinh tế ở nông thôn Việt Nam đang thay da đổi thịt, đời sống được nâng cao cả tinh thần lẫn vật chất không thua kém gì thành phố, thị xã.
Quan niệm về Tết cũng đã có nhiều thay đổi. Bây giờ người ta thường nói “nghỉ Tết” chứ ít người nói “ăn Tết”. Tết hiện đại, người ta thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi, du lịch. Theo số liệu của các công ty du lịch, cứ vào dịp Tết hàng năm có khoảng hơn 10.000 người đăng ký các tour du lịch nước ngoài. Còn số lượng đi du lịch nội địa cũng rất đông.
Từ khoảng mùng 2 Tết trở ra, các khu du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Mũi Né, Vũng Tàu, Nha Trang đông chặt khách du lịch. Điều đó cho thấy quan niệm về Tết nay là nghỉ ngơi, vui chơi nhiều hơn nên bây giờ người ta thích gọi là “nghỉ Tết” hơn là “ăn Tết”.
Khái niệm “ăn Tết” bây giờ cũng khác. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, mới đọc lên đã thấy hương vị Tết. Nhưng giờ đây người ta sợ thịt mỡ, sợ cả thịt. Nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên, được đáp ứng ngay khi có tiền, chứ không đợi đến Tết.
Bánh trưng cũng vậy, giờ người ta không quá coi trọng việc gói bánh, miễn sao có để “thắp hương” là được. Bánh bán đầy ngoài chợ, vào cả siêu thị, có cả loại bánh bọc túi hút chân không khỏi lo vấn đề vệ sinh. Mục đích “gói để ăn” không còn nhiều, nhưng Hà Nội vẫn còn những gia đình gói bánh vì luyến tiếc cái không khí tất bật, náo nức bên nồi bánh chưng đang chờ chín.
Một nhà nghiên cứu về văn hóa cho rằng, về cơ bản Tết cổ truyền vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét. Tết vẫn là dịp để gia đình đoàn tụ, để người thân thăm viếng lẫn nhau. Tết cổ truyền vẫn là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nhưng quan niệm đó sẽ phụ thuộc theo từng suy nghĩ và nhận thức của mỗi chúng ta.
Nhưng dù sao trong lòng chúng ta vẫn thấy nhơ nhớ một cái gì đó của những phiên chợ Tết quê ngày xưa, của tiếng giã giò... và nhớ cả sự chuẩn bị tất bật, rộn rạo mấy ngày cho Tết, vất vả nhưng lại rất vui./.
Minh Thúy (Vietnam+)