Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những phong tục riêng để đón Tết cổ truyền. Về trình tự và phong tục, Tết của người Mường là gần với Tết của người Kinh nhất với phong tục đặc sắc là hát sắc bùa.
Tết của dân tộc Mường
Dân tộc Mường hiện có khoảng gần một triệu người, cư trú chủ yếu ở Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa; trong đó nhiều nhất là ở Thanh Hóa (trên 22 vạn người). Họ sống trong các thung lũng được khép kín bởi những triền núi đá vôi bao quanh. Mường Bi (Hòa Bình) là một trong những Mường cổ nhất.
Về trình tự và phong tục, có lẽ Tết của người Mường là gần với Tết của người Kinh nhất. Có một phong tục đặc sắc mà họ còn lưu giữ được là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới. Ngày mùng Một, mùng Hai, trẻ con Mường dắt nhau đi hàng đàn, đánh cồng rộn ràng, miệng hát sắc bùa. Đi qua nhà nào thì nhà đấy mở cửa cho trẻ ít tiền hoặc bánh.
Đi chơi ngày Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Phụ nữ Mường Bi, Mường Chậm (Hòa Bình) mặc váy đen, áo trắng ngắn, cạp váy to dệt hoa văn trang nhã, đầu quấn khăn màu trắng, áo trắng phủ ra ngoài che một phần cạp váy, lấp ló chiếc yếm dệt hoa văn bên trong.
Phụ nữ Mường (Thanh Hóa) trang phục gồm khăn chàm thẫm, thêu hoa, áo cánh đủ màu với hai gam chính là xanh nhạt và vàng nhạt và cạp váy thường quấn ra ngoài áo...
Tết của dân tộc Nùng
Người Nùng sống xen kẽ với người Tày, ngoài ra họ cũng rải rác ở một số tỉnh khác, như Bắc Giang... Hiện nay dân số Nùng vào khoảng gần 900.000 người. Người Nùng có nhiều nhóm, nhưng nhìn chung những nhóm cư trú xen kẽ người Tày thì phong tục Tết khá gần gũi với người Tày.
Một thứ không thể thiếu được trong mâm lễ cúng tổ tiên đêm 30 cũng như trong bữa cơm Tết của người Nùng là món thịt gà sống thiến. Con gà này phải nuôi riêng từ trước Tết vài tháng, cho ăn toàn thóc. Sáng mùng Một, người con rể phải đi lễ bố mẹ vợ một đôi gà sống thiến. Hai món nữa không thể thiếu đối với Tết dân tộc Nùng là bánh khảo, xôi ngũ màu (vàng, trắng, hai sắc của đỏ gấc, đen).
Từ ngày 28 và 29, người Nùng đã nghỉ ngơi, vệ sinh nhà cửa, cọ rửa đồ nông cụ, dán giấy đỏ cúng hồn các vật dụng lao động; trước cửa treo câu đối Tết viết bằng chữ Nôm Nùng... Tối 30, mọi người trong làng chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về đón giao thừa. Sáng mùng 1, họ có tục mừng tiền cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.
Các trò chơi phổ biến trong ngày Tết của người Nùng là ném còn, đá cầu, hát đối nam nữ, đánh võ cổ truyền, đánh gậy; trẻ con thì chơi quay, múa sư tử...
Tết của dân tộc Tày
Dân tộc Tày hiện có gần 1,5 triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh.
Tết của dân tộc Tày bắt đầu vào 30 và kết thúc (lễ tạ tổ tiên) vào khoảng sáng mùng Ba. Mùng Bảy, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức. Đến ngày 15, họ ăn Tết lại, gần giống như ăn rằm tháng Giêng của người Kinh, nhưng người Tày thì gọi là ăn Tết lại.
Ngày 27 hay 28, các gia đình đã thịt lợn, gói bánh chưng... Bàn thờ được lau chùi, người ta buộc bốn cây mía vào bốn góc chân bàn thờ, quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống. Tối 30, vừa tiếp khách đến chơi, phụ nữ trong nhà vừa làm bỏng, chè lam, bánh khảo.
Khác với người Thái, người Tày kiêng sáng mùng Một có người không mời mà vào nhà. Họ chọn mời người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, kị nhất là người có tang... Đàn ông Tày mùng Một chơi cha (tức bố mẹ vợ), mùng ba chơi thầy (thầy cúng).
Một số trò chơi cũng được phát động trong Tết mà phổ biến nhất là tung còn. Ra xuân, người Tày còn có hội lồng tồng (xuống đồng).
Vào dịp Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất đi chơi. Màu sắc áo Tày khá trầm. Phụ nữ mặc áo dài màu chàm 5 thân, một thân ngắn, bốn thân dài, ống tay hẹp, thắt lưng cũng màu chàm bỏ mối ra phía sau lưng, đầu đội khăn vuông chàm, trong có vải quấn tóc màu đen hoặc chàm, chân đi hài thêu mũi cong hình mỏ gà.
Tết của dân tộc Thái
Người Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu người, chủ yếu sống ở Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An. Đối với người Thái ở nhiều vùng, thường 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng, lớn nhất trong năm, sau đó là nghỉ ngơi chơi Tết. Sáng ngày 27 hoặc 28, ông trưởng bản chủ trì tổng vệ sinh cho cả bản. Tối 29 bắt đầu gói bánh chưng.
Người Thái thường gói hai loại bánh chưng màu đen và màu trắng. Để làm bánh màu đen, họ đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi sàng sạch muội tro mà vẫn giữ lại màu đen. Nhiều nơi không cho nhân bánh. Người ta quan niệm hương vị của Tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, và đó cũng là cái chủ yếu để dâng lên tổ tiên (ma nhà).
Sáng 30, các nhà luộc bánh chưng và thịt lợn. Tối 30 là bữa cơm tất niên, có sự góp mặt của bà con, bạn bè, rồi cả đêm người ta thức uống rượu, hương không bao giờ tắt. Sau lễ cúng giao thừa bằng thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc nén... nhà nào có chiêng hay cồng thì mang ra gõ tại nhà.
Cũng không thể không nhắc tới phong tục gọi hồn của người Thái. Vào tối 28, 29 hoặc 30, gia đình người Thái thịt hai con gà, một con gà để cúng tổ tiên, một con gà dùng để gọi hồn cho mọi người trong nhà.
Để gọi hồn, thầy cúng lấy của mỗi người một chiếc áo, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một thanh củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa. Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu dứt đứt thì chủ nhân dễ bị ốm.
Sáng mùng Một người Thái dậy sớm, múc nước luộc bánh chưng cho mỗi người uống một ít. Phụ nữ trong nhà hôm mùng Một Tết được đem xôi đã đồ ra quạt ở giữa gian cúng ma nhà. Sau đó người ta dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là để cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm thấp hơn cúng tổ tiên nhà vợ. Cúng xong, tất cả con trai trong nhà để cho phụ nữ ăn trước, và chỉ như vậy mỗi ngày mùng Một Tết (hàng ngày, phụ nữ ăn cùng hoặc ăn sau đàn ông).
Bữa cơm Tết của người Thái có một món không thể thiếu, đó là cá, với các món nướng, chua, khô... Người Thái kiêng vứt lá dong xuống gậm sàn, kiêng quét nhà vào ngày mùng Một Tết. Tối ngày mùng Một họ đã làm lễ tạ.
Từ chiều mùng Một, thanh niên bắt đầu đi chơi, đến làng nào ăn uống ở làng ấy, có khi đi đến qua cả mùng 10 mới về. Các trò chơi khá náo nhiệt, gồm đánh cầu lông (cầu lông gà), ném còn...
Tết Giọt Nước của dân tộc Xê Đăng
Người Xê Đăng ở Kon Tum ăn Tết rất giản dị với hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xê Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Giàng Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước đầy đủ.
Người trong buôn làng mang chóe, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức. Trong dịp này, buôn làng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình./.
Tết của dân tộc Mường
Dân tộc Mường hiện có khoảng gần một triệu người, cư trú chủ yếu ở Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa; trong đó nhiều nhất là ở Thanh Hóa (trên 22 vạn người). Họ sống trong các thung lũng được khép kín bởi những triền núi đá vôi bao quanh. Mường Bi (Hòa Bình) là một trong những Mường cổ nhất.
Về trình tự và phong tục, có lẽ Tết của người Mường là gần với Tết của người Kinh nhất. Có một phong tục đặc sắc mà họ còn lưu giữ được là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới. Ngày mùng Một, mùng Hai, trẻ con Mường dắt nhau đi hàng đàn, đánh cồng rộn ràng, miệng hát sắc bùa. Đi qua nhà nào thì nhà đấy mở cửa cho trẻ ít tiền hoặc bánh.
Đi chơi ngày Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Phụ nữ Mường Bi, Mường Chậm (Hòa Bình) mặc váy đen, áo trắng ngắn, cạp váy to dệt hoa văn trang nhã, đầu quấn khăn màu trắng, áo trắng phủ ra ngoài che một phần cạp váy, lấp ló chiếc yếm dệt hoa văn bên trong.
Phụ nữ Mường (Thanh Hóa) trang phục gồm khăn chàm thẫm, thêu hoa, áo cánh đủ màu với hai gam chính là xanh nhạt và vàng nhạt và cạp váy thường quấn ra ngoài áo...
Tết của dân tộc Nùng
Người Nùng sống xen kẽ với người Tày, ngoài ra họ cũng rải rác ở một số tỉnh khác, như Bắc Giang... Hiện nay dân số Nùng vào khoảng gần 900.000 người. Người Nùng có nhiều nhóm, nhưng nhìn chung những nhóm cư trú xen kẽ người Tày thì phong tục Tết khá gần gũi với người Tày.
Một thứ không thể thiếu được trong mâm lễ cúng tổ tiên đêm 30 cũng như trong bữa cơm Tết của người Nùng là món thịt gà sống thiến. Con gà này phải nuôi riêng từ trước Tết vài tháng, cho ăn toàn thóc. Sáng mùng Một, người con rể phải đi lễ bố mẹ vợ một đôi gà sống thiến. Hai món nữa không thể thiếu đối với Tết dân tộc Nùng là bánh khảo, xôi ngũ màu (vàng, trắng, hai sắc của đỏ gấc, đen).
Từ ngày 28 và 29, người Nùng đã nghỉ ngơi, vệ sinh nhà cửa, cọ rửa đồ nông cụ, dán giấy đỏ cúng hồn các vật dụng lao động; trước cửa treo câu đối Tết viết bằng chữ Nôm Nùng... Tối 30, mọi người trong làng chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về đón giao thừa. Sáng mùng 1, họ có tục mừng tiền cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.
Các trò chơi phổ biến trong ngày Tết của người Nùng là ném còn, đá cầu, hát đối nam nữ, đánh võ cổ truyền, đánh gậy; trẻ con thì chơi quay, múa sư tử...
Tết của dân tộc Tày
Dân tộc Tày hiện có gần 1,5 triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh.
Tết của dân tộc Tày bắt đầu vào 30 và kết thúc (lễ tạ tổ tiên) vào khoảng sáng mùng Ba. Mùng Bảy, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức. Đến ngày 15, họ ăn Tết lại, gần giống như ăn rằm tháng Giêng của người Kinh, nhưng người Tày thì gọi là ăn Tết lại.
Ngày 27 hay 28, các gia đình đã thịt lợn, gói bánh chưng... Bàn thờ được lau chùi, người ta buộc bốn cây mía vào bốn góc chân bàn thờ, quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống. Tối 30, vừa tiếp khách đến chơi, phụ nữ trong nhà vừa làm bỏng, chè lam, bánh khảo.
Khác với người Thái, người Tày kiêng sáng mùng Một có người không mời mà vào nhà. Họ chọn mời người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, kị nhất là người có tang... Đàn ông Tày mùng Một chơi cha (tức bố mẹ vợ), mùng ba chơi thầy (thầy cúng).
Một số trò chơi cũng được phát động trong Tết mà phổ biến nhất là tung còn. Ra xuân, người Tày còn có hội lồng tồng (xuống đồng).
Vào dịp Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất đi chơi. Màu sắc áo Tày khá trầm. Phụ nữ mặc áo dài màu chàm 5 thân, một thân ngắn, bốn thân dài, ống tay hẹp, thắt lưng cũng màu chàm bỏ mối ra phía sau lưng, đầu đội khăn vuông chàm, trong có vải quấn tóc màu đen hoặc chàm, chân đi hài thêu mũi cong hình mỏ gà.
Tết của dân tộc Thái
Người Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu người, chủ yếu sống ở Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An. Đối với người Thái ở nhiều vùng, thường 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng, lớn nhất trong năm, sau đó là nghỉ ngơi chơi Tết. Sáng ngày 27 hoặc 28, ông trưởng bản chủ trì tổng vệ sinh cho cả bản. Tối 29 bắt đầu gói bánh chưng.
Người Thái thường gói hai loại bánh chưng màu đen và màu trắng. Để làm bánh màu đen, họ đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi sàng sạch muội tro mà vẫn giữ lại màu đen. Nhiều nơi không cho nhân bánh. Người ta quan niệm hương vị của Tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, và đó cũng là cái chủ yếu để dâng lên tổ tiên (ma nhà).
Sáng 30, các nhà luộc bánh chưng và thịt lợn. Tối 30 là bữa cơm tất niên, có sự góp mặt của bà con, bạn bè, rồi cả đêm người ta thức uống rượu, hương không bao giờ tắt. Sau lễ cúng giao thừa bằng thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc nén... nhà nào có chiêng hay cồng thì mang ra gõ tại nhà.
Cũng không thể không nhắc tới phong tục gọi hồn của người Thái. Vào tối 28, 29 hoặc 30, gia đình người Thái thịt hai con gà, một con gà để cúng tổ tiên, một con gà dùng để gọi hồn cho mọi người trong nhà.
Để gọi hồn, thầy cúng lấy của mỗi người một chiếc áo, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một thanh củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa. Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu dứt đứt thì chủ nhân dễ bị ốm.
Sáng mùng Một người Thái dậy sớm, múc nước luộc bánh chưng cho mỗi người uống một ít. Phụ nữ trong nhà hôm mùng Một Tết được đem xôi đã đồ ra quạt ở giữa gian cúng ma nhà. Sau đó người ta dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là để cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm thấp hơn cúng tổ tiên nhà vợ. Cúng xong, tất cả con trai trong nhà để cho phụ nữ ăn trước, và chỉ như vậy mỗi ngày mùng Một Tết (hàng ngày, phụ nữ ăn cùng hoặc ăn sau đàn ông).
Bữa cơm Tết của người Thái có một món không thể thiếu, đó là cá, với các món nướng, chua, khô... Người Thái kiêng vứt lá dong xuống gậm sàn, kiêng quét nhà vào ngày mùng Một Tết. Tối ngày mùng Một họ đã làm lễ tạ.
Từ chiều mùng Một, thanh niên bắt đầu đi chơi, đến làng nào ăn uống ở làng ấy, có khi đi đến qua cả mùng 10 mới về. Các trò chơi khá náo nhiệt, gồm đánh cầu lông (cầu lông gà), ném còn...
Tết Giọt Nước của dân tộc Xê Đăng
Người Xê Đăng ở Kon Tum ăn Tết rất giản dị với hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xê Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Giàng Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước đầy đủ.
Người trong buôn làng mang chóe, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức. Trong dịp này, buôn làng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình./.
(TTXVN/Vietnam+)