Từ ngày 6 đến ngày 8/2 (tức ngày mồng 4, 5, 6 Tết Nguyên đán), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ diễn ra chương trình “Vui xuân Tân Mão.” Tại đó, người dân Thủ đô sẽ có dịp tìm hiểu những sinh hoạt văn hóa đặc sắc gắn với Tết truyền thống và tập quán mừng năm mới của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Raglai, Dao Lô, Na Miẻo, Tày…
Trong đó, du khách có thể thưởng thức những hương vị cổ truyền của người Tày, như: lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá…
Ngoài ra, có những hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian, nổi bật là những giai điệu âm nhạc mừng năm mới, cầu an, cầu mùa của các tộc người Raglai, Dao Lô gang, Na Miẻo và Tày, điệu múa sư tử của người Nùng.
Đây cũng sẽ là dịp để du khách được khám phá sự tương đồng và khác biệt giữa các điệu hát giao duyên đầu năm mới của các tộc người này và cùng hoà mình trong tiếng cồng chiêng, điệu múa của người Raglai hay điệu múa sạp của người Thái.
Trong chương trình “Vui xuân Tân Mão” còn có hơn 20 trò chơi dân gian. Đó là những trò chơi thường thấy trong lễ hội mùa xuân của các dân tộc khác nhau như: đẩy gậy (Tày, Nùng), nhảy bao bố (Nùng, Tày), đi cà kheo (Hmông, Tày, Nùng), đánh quay (Hmông, Dao, Nùng, Tày), cầu lông gà (Thái, Hmông, Pà Thẻn), ném còn (Tày, Nùng, Thái)…
“Vui xuân Tân Mão” do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức với sự tham gia của hơn 90 người đến từ nhiều nơi, thuộc những dân tộc khác nhau cùng 150 tình nguyện viên là sinh viên, học sinh ở Hà Nội. Chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của đông đảo công chúng Thủ đô đồng thời góp phần vào việc quảng bá và bảo tồn vốn văn hoá cổ truyền quý báu của các dân tộc ở Việt Nam./.
Trong đó, du khách có thể thưởng thức những hương vị cổ truyền của người Tày, như: lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá…
Ngoài ra, có những hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian, nổi bật là những giai điệu âm nhạc mừng năm mới, cầu an, cầu mùa của các tộc người Raglai, Dao Lô gang, Na Miẻo và Tày, điệu múa sư tử của người Nùng.
Đây cũng sẽ là dịp để du khách được khám phá sự tương đồng và khác biệt giữa các điệu hát giao duyên đầu năm mới của các tộc người này và cùng hoà mình trong tiếng cồng chiêng, điệu múa của người Raglai hay điệu múa sạp của người Thái.
Trong chương trình “Vui xuân Tân Mão” còn có hơn 20 trò chơi dân gian. Đó là những trò chơi thường thấy trong lễ hội mùa xuân của các dân tộc khác nhau như: đẩy gậy (Tày, Nùng), nhảy bao bố (Nùng, Tày), đi cà kheo (Hmông, Tày, Nùng), đánh quay (Hmông, Dao, Nùng, Tày), cầu lông gà (Thái, Hmông, Pà Thẻn), ném còn (Tày, Nùng, Thái)…
“Vui xuân Tân Mão” do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức với sự tham gia của hơn 90 người đến từ nhiều nơi, thuộc những dân tộc khác nhau cùng 150 tình nguyện viên là sinh viên, học sinh ở Hà Nội. Chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của đông đảo công chúng Thủ đô đồng thời góp phần vào việc quảng bá và bảo tồn vốn văn hoá cổ truyền quý báu của các dân tộc ở Việt Nam./.
Thiên Linh (Vietnam+)