Ngày 20/11/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 7671/NHNN-TTGSNH quy định chế độ báo cáo đối với tổ chức tín dụng (TCTD) chi nhánh, công ty con được cấp phép và thành lập tại nước ngoài (gọi chung là công ty con).
Theo văn bản này, để đáp ứng nhu cầu thông tin của Ngân hàng Nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành và công tác giám sát, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng có công ty con thực hiện báo cáo định kỳ.
Cụ thể, các báo cáo định kỳ hàng tháng gồm, báo cáo cân đối tài khoản kế toán của từng công ty con được lập theo hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam; báo cáo giao dịch vốn giữa tổ chức tín dụng và từng công ty con ở nước ngoài; báo cáo cho vay, đầu tư, góp vốn đối với khách hàng lớn của công ty con ở nước ngoài.
Các báo cáo định kỳ quý, năm gồm, báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán), báo cáo kiểm toán của công ty con được dịch ra tiếng Việt từ báo cáo theo quy định của nước sở tại.
Ngân hàng Nhà nước quy định, hằng năm các tổ chức tín dụng cũng phải báo cáo bằng văn bản đánh giá tình hình hoạt động của từng công ty con của tổ chức tín dụng, gồm số lượng, tên chi nhánh, công ty con; tỷ lệ góp vốn của tổ chức tín dụng mẹ; tình hình tổ chức hoạt động; quản trị, điều hành; tình hình tài chính; chất lượng hoạt động; nợ xấu (theo quy định phân loại nợ của Việt Nam và theo quy định phân loại nợ của cơ quan quản lý nước sở tại); kết quả kinh doanh; các giao dịch về vốn giữa tổ chức tín dụng mẹ ở Việt Nam và chi nhánh, công ty con có hoạt động ngân hàng ở nước ngoài; những tồn tại, sai phạm, rủi ro trọng yếu, khó khăn, vướng mắc và khả năng cạnh tranh hoạt động.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước các kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại được dịch ra tiếng Việt.
Thời hạn gửi báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và cách lập báo cáo được quy định cụ thể tại Hướng dẫn lập báo cáo đính kèm công văn này. Các yêu cầu báo cáo trên được áp dụng để báo cáo số liệu bắt đầu từ các kỳ báo cáo tháng 12/2012 và năm 2012 cho tới khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo khác về vấn đề này.
Các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tính kịp thời, đầy đủ và chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo Ngân hàng Nhà nước./.
Theo văn bản này, để đáp ứng nhu cầu thông tin của Ngân hàng Nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành và công tác giám sát, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng có công ty con thực hiện báo cáo định kỳ.
Cụ thể, các báo cáo định kỳ hàng tháng gồm, báo cáo cân đối tài khoản kế toán của từng công ty con được lập theo hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam; báo cáo giao dịch vốn giữa tổ chức tín dụng và từng công ty con ở nước ngoài; báo cáo cho vay, đầu tư, góp vốn đối với khách hàng lớn của công ty con ở nước ngoài.
Các báo cáo định kỳ quý, năm gồm, báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán), báo cáo kiểm toán của công ty con được dịch ra tiếng Việt từ báo cáo theo quy định của nước sở tại.
Ngân hàng Nhà nước quy định, hằng năm các tổ chức tín dụng cũng phải báo cáo bằng văn bản đánh giá tình hình hoạt động của từng công ty con của tổ chức tín dụng, gồm số lượng, tên chi nhánh, công ty con; tỷ lệ góp vốn của tổ chức tín dụng mẹ; tình hình tổ chức hoạt động; quản trị, điều hành; tình hình tài chính; chất lượng hoạt động; nợ xấu (theo quy định phân loại nợ của Việt Nam và theo quy định phân loại nợ của cơ quan quản lý nước sở tại); kết quả kinh doanh; các giao dịch về vốn giữa tổ chức tín dụng mẹ ở Việt Nam và chi nhánh, công ty con có hoạt động ngân hàng ở nước ngoài; những tồn tại, sai phạm, rủi ro trọng yếu, khó khăn, vướng mắc và khả năng cạnh tranh hoạt động.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước các kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại được dịch ra tiếng Việt.
Thời hạn gửi báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và cách lập báo cáo được quy định cụ thể tại Hướng dẫn lập báo cáo đính kèm công văn này. Các yêu cầu báo cáo trên được áp dụng để báo cáo số liệu bắt đầu từ các kỳ báo cáo tháng 12/2012 và năm 2012 cho tới khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo khác về vấn đề này.
Các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tính kịp thời, đầy đủ và chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo Ngân hàng Nhà nước./.
Minh Thúy (Vietnam+)