Ngày 10/10, Tây Ban Nha yêu cầu Bộ trưởng Gibraltar Fabian Picardo làm sáng tỏ những cáo buộc mà ông này đưa ra tại Liên hợp quốc, cho rằng cảnh sát Tây Ban Nha đã bắn một người dân Gibraltar ở vùng nước tranh chấp bao quanh vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh này.
Phát biểu trên Đài truyền hình TVE, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenes nêu rõ: "Bộ trưởng Picardo không phải đối tượng để áp dụng Bộ luật Hình sự của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nếu Bộ trưởng Picardo cáo buộc bên thứ ba phạm tội thì ông phải đưa ra bằng chứng. Bằng không, chúng ta (Tây Ban Nha) buộc phải lên án ông Picardo trước các tổ chức quốc tế thích hợp."
Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha coi bài phát biểu của ông Picardo tại Liên hợp quốc là không thể chấp nhận được, do nó "bao hàm những lời nói dối và sự sỉ nhục đối với người dân, giới chức và phương tiện truyền thông Tây Ban Nha."
Bộ này đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Anh tại Tây Ban Nha để phản đối bài phát biểu của ông Picardo mà họ cho là đang cản trở giải pháp đối với những tranh cãi kéo dài liên quan vùng lãnh thổ Gibraltar, đặc biệt trong bối cảnh Tây Ban Nha và Anh đều để ngỏ khả năng đối thoại về vấn đề này.
Trong bài phát biểu tại Liên hợp quốc ngày 9/10 vừa qua, ông Picardo cáo buộc Chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng Tây Ban Nha "mở chiến dịch kích động sự hận thù thông qua những lời lẽ dối trá chống lại Gibraltar."
Ông Picardo còn nói thêm tháng Sáu vừa qua, Lực lượng bảo vệ công dân Tây Ban Nha đã bắn nhiều phát đạn vào một công dân Gibraltar khi người này đang chơi lướt ván ở vùng biển của Gibraltar. Phía Anh đã lên tiếng phản đối ngay sau khi một người đàn ông Gibraltar 32 tuổi thông báo cảnh sát Tây Ban Nha bắn vào ông vài lần khi ông đang cùng gia đình và bạn bè thử một tấm ván lướt ở vùng biển của Gibraltar. Văn phòng ngoại vụ Tây Ban Nha xác nhận đã xảy ra một vụ việc liên quan tấm ván lướt, nhưng khẳng định không có hiện tượng nổ súng.
Tây Ban Nha trong vài thập kỷ qua đang đấu tranh giành lại chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Gibraltar mà nước này đã nhượng cho Anh từ năm 1713 theo Hiệp ước Utrecht. Căng thẳng giữa Tây Ban Nha và Anh nổi lên sau khi giới chức Gibraltar cho đổ bêtông xuống các vùng nước tranh chấp với lý do tạo vỉa đá ngầm nhân tạo để hỗ trợ ngư dân.
Tây Ban Nha ngay sau đó đã tăng cường kiểm soát biên giới giữa nước này với Gibraltar, gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và nền kinh tế Gibraltar./.
Phát biểu trên Đài truyền hình TVE, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenes nêu rõ: "Bộ trưởng Picardo không phải đối tượng để áp dụng Bộ luật Hình sự của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nếu Bộ trưởng Picardo cáo buộc bên thứ ba phạm tội thì ông phải đưa ra bằng chứng. Bằng không, chúng ta (Tây Ban Nha) buộc phải lên án ông Picardo trước các tổ chức quốc tế thích hợp."
Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha coi bài phát biểu của ông Picardo tại Liên hợp quốc là không thể chấp nhận được, do nó "bao hàm những lời nói dối và sự sỉ nhục đối với người dân, giới chức và phương tiện truyền thông Tây Ban Nha."
Bộ này đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Anh tại Tây Ban Nha để phản đối bài phát biểu của ông Picardo mà họ cho là đang cản trở giải pháp đối với những tranh cãi kéo dài liên quan vùng lãnh thổ Gibraltar, đặc biệt trong bối cảnh Tây Ban Nha và Anh đều để ngỏ khả năng đối thoại về vấn đề này.
Trong bài phát biểu tại Liên hợp quốc ngày 9/10 vừa qua, ông Picardo cáo buộc Chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng Tây Ban Nha "mở chiến dịch kích động sự hận thù thông qua những lời lẽ dối trá chống lại Gibraltar."
Ông Picardo còn nói thêm tháng Sáu vừa qua, Lực lượng bảo vệ công dân Tây Ban Nha đã bắn nhiều phát đạn vào một công dân Gibraltar khi người này đang chơi lướt ván ở vùng biển của Gibraltar. Phía Anh đã lên tiếng phản đối ngay sau khi một người đàn ông Gibraltar 32 tuổi thông báo cảnh sát Tây Ban Nha bắn vào ông vài lần khi ông đang cùng gia đình và bạn bè thử một tấm ván lướt ở vùng biển của Gibraltar. Văn phòng ngoại vụ Tây Ban Nha xác nhận đã xảy ra một vụ việc liên quan tấm ván lướt, nhưng khẳng định không có hiện tượng nổ súng.
Tây Ban Nha trong vài thập kỷ qua đang đấu tranh giành lại chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Gibraltar mà nước này đã nhượng cho Anh từ năm 1713 theo Hiệp ước Utrecht. Căng thẳng giữa Tây Ban Nha và Anh nổi lên sau khi giới chức Gibraltar cho đổ bêtông xuống các vùng nước tranh chấp với lý do tạo vỉa đá ngầm nhân tạo để hỗ trợ ngư dân.
Tây Ban Nha ngay sau đó đã tăng cường kiểm soát biên giới giữa nước này với Gibraltar, gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và nền kinh tế Gibraltar./.
(TTXVN)