Tây Ban Nha vừa lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng họ cần một gói cứu trợ quốc tế toàn diện, bất chấp việc kinh tế "xứ sở Bò tót" đã sụt giảm nhanh hơn và lãi suất vay dài hạn của nước này đã tăng lên mức nguy hiểm, gây hoang mang trên các thị trường tài chính thế giới.
Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos khẳng định, quốc gia này không cần gói giải cứu toàn diện, song lưu ý rằng cuộc khủng hoảng hiện nay diễn biến nghiêm trọng hơn những gì một quốc gia có thể đối phó.
Theo Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha, kinh tế nước này đã suy giảm 0,4% trong quý II vừa qua, cao hơn cả mức giảm 0,3% trong quý I, do khủng hoảng nợ ảnh hưởng mạnh tới lòng tin và chi tiêu tiêu dùng. Dự kiến, kinh tế Tây Ban Nha sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2013, thay vì tăng trưởng nhẹ như dự báo trước đó.
Trong khi đó, các thị trường tài chính đã "quay lưng" lại với Madrid trong những tuần gần đây sau những phản ứng tích cực ban đầu về gói thắt lưng buộc bụng khổng lồ trị giá 65 tỷ euro. Trong phiên giao dịch ngày 23/7, lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã tiếp tục tăng từ ngưỡng 7,225% lên 7,498%, vượt ngưỡng nguy hiểm 7% trong dài hạn.
Tuy nhiên, bất chấp các đồn đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn đứng ngoài cuộc và từ chối "nhảy" vào thị trường để xoa dịu các căng thẳng nợ như từng thực hiện hồi năm ngoái, thời điểm lãi suất trái phiếu chính phủ mà Tây Ban Nha và Italy phải trả đã chạm ngưỡng nguy hiểm.
Trong khi đó, bất chấp những căng thẳng trên các thị trường tài chính, Thủ tướng Italy Mario Monti đã loại trừ khả năng về sự cần thiết của một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) khẩn cấp về khủng hoảng nợ.
Lãi suất vay mượn của các nền kinh tế đang gặp khó khăn khác trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đang phải chịu nhiều sức ép, cho dù EU đã chính thức thông qua gói giải cứu hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha trị giá 100 tỷ euro cuối tuần trước. Tại Italy, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng từ 6,149% lên 6,332%.
Năm 2011, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha lên tới 8,9% GDP, không đáp ứng được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống ngưỡng 6% GDP, chủ yếu do các khoản chi của chính quyền 17 vùng trong nước cho giáo dục và chăm sóc y tế tăng cao./.
Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos khẳng định, quốc gia này không cần gói giải cứu toàn diện, song lưu ý rằng cuộc khủng hoảng hiện nay diễn biến nghiêm trọng hơn những gì một quốc gia có thể đối phó.
Theo Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha, kinh tế nước này đã suy giảm 0,4% trong quý II vừa qua, cao hơn cả mức giảm 0,3% trong quý I, do khủng hoảng nợ ảnh hưởng mạnh tới lòng tin và chi tiêu tiêu dùng. Dự kiến, kinh tế Tây Ban Nha sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2013, thay vì tăng trưởng nhẹ như dự báo trước đó.
Trong khi đó, các thị trường tài chính đã "quay lưng" lại với Madrid trong những tuần gần đây sau những phản ứng tích cực ban đầu về gói thắt lưng buộc bụng khổng lồ trị giá 65 tỷ euro. Trong phiên giao dịch ngày 23/7, lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã tiếp tục tăng từ ngưỡng 7,225% lên 7,498%, vượt ngưỡng nguy hiểm 7% trong dài hạn.
Tuy nhiên, bất chấp các đồn đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn đứng ngoài cuộc và từ chối "nhảy" vào thị trường để xoa dịu các căng thẳng nợ như từng thực hiện hồi năm ngoái, thời điểm lãi suất trái phiếu chính phủ mà Tây Ban Nha và Italy phải trả đã chạm ngưỡng nguy hiểm.
Trong khi đó, bất chấp những căng thẳng trên các thị trường tài chính, Thủ tướng Italy Mario Monti đã loại trừ khả năng về sự cần thiết của một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) khẩn cấp về khủng hoảng nợ.
Lãi suất vay mượn của các nền kinh tế đang gặp khó khăn khác trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đang phải chịu nhiều sức ép, cho dù EU đã chính thức thông qua gói giải cứu hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha trị giá 100 tỷ euro cuối tuần trước. Tại Italy, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng từ 6,149% lên 6,332%.
Năm 2011, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha lên tới 8,9% GDP, không đáp ứng được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống ngưỡng 6% GDP, chủ yếu do các khoản chi của chính quyền 17 vùng trong nước cho giáo dục và chăm sóc y tế tăng cao./.
Việt Khoa (TTXVN)