Tây Ban Nha chưa quyết định tìm kiếm sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm giảm chi phí vay mượn, đồng thời bác khả năng cầu viện gói cứu trợ tổng thể kiểu Ireland để khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục lên tới hơn 25%.
Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh ABC liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Kinh tế Luis de Guindos nói: "Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ đề nghị hay không đề nghị cứu trợ. Chính phủ Tây Ban Nha sẽ đưa ra quyết định hợp lý nhất vào thời điểm thích hợp, phù hợp với lợi ích của đất nước, bởi sự quan tâm lớn nhất hiện nay của chính phủ là lợi ích kinh tế."
Ông Guindos khẳng định nếu Madrid phải cầu viện hỗ trợ tài chính, thì gói cứu trợ đó cũng không giống như đối với Ireland và Bồ Đào Nha.
Đề cập đến mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, ông Guindos đã không đưa ra bảo đảm rằng Tây Ban Nha có thể đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống mức tương đương 6,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo yêu cầu mà Liên minh châu Âu (EU) đặt ra cho Tây Ban Nha trong năm nay.
Trước đó, Thủ tướng Mariano Rajoy cũng thừa nhận trong bối cảnh kinh tế đất nước suy thoái hiện nay, giảm thâm hụt ngân sách từ mức 8,9% xuống còn 6,3% GDP chỉ trong vòng một năm là một mục tiêu không khả thi.
Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hiện đang phải thực hiện chương trình thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính công.
Trước đó, ngày 20/12, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói viện trợ tái cơ cấu vốn trị giá 1,865 tỷ ơrô (2,480 tỷ USD) cho bốn ngân hàng Tây Ban Nha. Đây được coi là một phần trong nỗ lực của châu Âu nhằm ổn định hệ thống ngân hàng đang có nguy cơ sụp đổ tại quốc gia thành viên Eurozone này./.
Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh ABC liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Kinh tế Luis de Guindos nói: "Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ đề nghị hay không đề nghị cứu trợ. Chính phủ Tây Ban Nha sẽ đưa ra quyết định hợp lý nhất vào thời điểm thích hợp, phù hợp với lợi ích của đất nước, bởi sự quan tâm lớn nhất hiện nay của chính phủ là lợi ích kinh tế."
Ông Guindos khẳng định nếu Madrid phải cầu viện hỗ trợ tài chính, thì gói cứu trợ đó cũng không giống như đối với Ireland và Bồ Đào Nha.
Đề cập đến mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, ông Guindos đã không đưa ra bảo đảm rằng Tây Ban Nha có thể đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống mức tương đương 6,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo yêu cầu mà Liên minh châu Âu (EU) đặt ra cho Tây Ban Nha trong năm nay.
Trước đó, Thủ tướng Mariano Rajoy cũng thừa nhận trong bối cảnh kinh tế đất nước suy thoái hiện nay, giảm thâm hụt ngân sách từ mức 8,9% xuống còn 6,3% GDP chỉ trong vòng một năm là một mục tiêu không khả thi.
Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hiện đang phải thực hiện chương trình thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính công.
Trước đó, ngày 20/12, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói viện trợ tái cơ cấu vốn trị giá 1,865 tỷ ơrô (2,480 tỷ USD) cho bốn ngân hàng Tây Ban Nha. Đây được coi là một phần trong nỗ lực của châu Âu nhằm ổn định hệ thống ngân hàng đang có nguy cơ sụp đổ tại quốc gia thành viên Eurozone này./.
(TTXVN)