Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên rộ lên phong trào khai thác các loại đá bán quý trái phép để bán như thạch anh (Đắk Lắk), Opal (Đắk Nông), khiến tài nguyên quốc gia bị thất thoát và làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, xáo trộn đời sống sản xuất của nhân dân.
Đắk Lắk rầm rộ khai thác đá thạch anh
Với đặc tính cứng, màu sắc đẹp, đá thạch anh được sử dụng để chế tác hàng mỹ nghệ. Mặt khác, còn có tin đồn thạch anh là loại đá có nguồn năng lượng cao, có tác dụng dùng để “trấn” phong thủy, đem lại may mắn cho những ai trưng loại đá này trong nhà.
Ở Đắk Lắk, đá thạch anh (chủ yếu là thạch anh hồng và thạch anh dạng tinh thể, một số ít là thạch anh ám khói, thạch anh tím…) được phát hiện nhiều nơi với trữ lượng các mỏ ở quy mô nhỏ và vừa, tập trung nhiều nhất là ở các ngọn núi thuộc dãy Chư Yang Sin hùng vỹ kéo dài khoảng 60km từ huyện Krông Bông đến huyện Lắk và một số nơi tại huyện M’Đrắk.
Nạn khai thác đá thạch anh trộm mới xảy ra những năm gần đây, tuy nhiên đến nay do giá đá thạch anh không ngừng được đẩy lên, nguồn lợi thu được từ việc khai thác đá lậu lớn nên phong trào khai thác nguồn lợi đá bán quý này trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Hiện nay giá bán đá thạch anh dao động từ 50.000 đến hàng triệu đồng/kg, tuy theo chất lượng đá.
Chúng tôi đã thâm nhập vào các địa bàn là điểm nóng về khai thác đá thạch anh ở các xã như Yang Ré, Y Tao, Lắk, Krông Nô của huyện Lắk và tận mắt chứng kiến sự ngang nhiên của “thạch tặc” ở đây. Khi phát hiện có đá thạch anh, bất kể là nương rẫy hay rừng cấm, các “trùm” đá đều tìm cách tiếp cận rồi dùng các phương pháp từ thủ công đến cơ giới để khai thác.
Tại địa bàn xã Yang Tao, “thạch tặc” ngang nhiên sử dụng thiết bị cơ giới hạng nặng mở đường vào tận rừng phòng hộ đầu nguồn của Hồ Lắk để khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá ra ngoài mà không gặp một sự cản trở nào từ các cơ quan chức năng của địa phương. Sự việc chỉ vỡ lở các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin.
Tuy nhiên việc xử lý qua loa, không triệt để. Theo phản ánh của người dân địa phương, sau khi bị xử lý, các đối tượng khai thác đá trái phép vẫn tiếp tục, dù không ngang nhiên như trước.
Không chỉ phá rừng cấm để khai thác đá thạch anh, nhiều “trùm” đá còn mua lại nương rẫy của người dân, phá bỏ hoa màu, cây công nghiệp trên đất, đưa máy móc thiết bị và thuê lại chính người dân ở đây để khai thác đá.
Nhiều vụ tranh chấp địa bàn, mỏ khai thác đã xảy ra khiến tình hình an ninh trật tự tại địa phương trở nên phức tạp. Nhiều gia đình bỏ bê nương rẫy cũng như công việc khác để theo “nghề” khai thác đá thạch anh, nhiều em học sinh cũng bỏ học đi đào đá kiếm tiền.
Đắk Nông "nóng" việc khai thác “ngọc mắt mèo”
Tại Đắk Nông, việc khai thác đá Opal (còn được gọi là ngọc mắt mèo) đang "nóng", nhất là các địa bàn thuộc 2 xã: Đắk Gằn và Đắk Lao (huyện Đắk Min). Ngoài ra, ở đây còn có các loại đá quý hơn như Cacedone, mã não.
Các loại đá Opal, Cacedone, mã não màu sắc khá đa dạng. Ngoài việc sử dụng để chế tác đồ mỹ nghệ như trang sức, điêu khắc trang trí…, còn có lời đồn đại các loại đá này có tác dụng đặc biệt trong thuật phong thủy và là loại đá rất được ưa chuộng trong thú chơi đá cảnh của các “đại gia.”
Hiện các loại đá này được bán tại chỗ với giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng/kg. Nhiều khối đá lớn, có màu sắc và hình thù đẹp có giá lên tới hàng tỷ đồng.
Tại thôn Tân Định, xã Đắk Gằn, nhiều nương rẫy bị đào bới tan nát. Hàng trăm chiếc hố sâu hoám từ vài mét đến hàng chục mét, nước đọng xanh lè. Tại một công trường khai thác đá, bên cạnh 2 chiếc máy xúc loại lớn đang hoạt động hết công suất, hàng chục người khác với dụng cụ thô sơ đang xăm xoi đào bới theo từng nhát múc của máy để tìm kiếm đá quý.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đắk Gằn cho biết: tình trạng khai thác đá quý trái phép trên địa bàn diễn ra rất phức tạp. Một số tổ chức, cá nhân đến xã “gạ gẫm” người dân bán đất rẫy với giá cao. Sau khi mua được đất, họ đưa thiết bị cơ giới vào ngang nhiên đào bới để khai thác “ngọc mắt mèo.”
“Cứ mỗi lần đoàn kiểm tra của huyện và xã có kế hoạch đi kiểm tra, lập tức các đối tượng khai thác đá lậu đều biết trước và cho sơ tán toàn bộ thiết bị, nhân công khiến việc bắt qủa tang rất khó,” ông Tuấn cho biết thêm.
Trước sự hấp dẫn của lợi nhuận từ đá Opal mang lại, nhiều hộ dân cũng tự ý phá bỏ cây cối trên đất để đào bới tìm đá quý. Khi bị cơ quan chức năng “hỏi thăm”, những người này liền đưa ra lý do đang đào hồ để lấy nước tưới và nuôi cá.
Do không đảm bảo an toàn lao động nên nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra. Điển hình như trường hợp của Y Ning và Y Biếu bị đá đè chết do sập hầm khai thác đá quý khi họ chui xuống mót đá tại công trường khai thác đá của Công ty Cổ phần VINAMIN.
Việc khai thác các loại đá quý để chế tác đồ mỹ nghệ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chính phủ và được biết cho đến nay, chưa một tổ chức cá nhân nào được cấp phép khai thác đá Opal ở Đắk Nông. Tuy nhiên không hiểu sao tình trạng “loạn” khai thác đá quý ở đây diễn ra rầm rộ với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân nhưng không hề bị ngăn chặn, xử lý triệt để./.
Đắk Lắk rầm rộ khai thác đá thạch anh
Với đặc tính cứng, màu sắc đẹp, đá thạch anh được sử dụng để chế tác hàng mỹ nghệ. Mặt khác, còn có tin đồn thạch anh là loại đá có nguồn năng lượng cao, có tác dụng dùng để “trấn” phong thủy, đem lại may mắn cho những ai trưng loại đá này trong nhà.
Ở Đắk Lắk, đá thạch anh (chủ yếu là thạch anh hồng và thạch anh dạng tinh thể, một số ít là thạch anh ám khói, thạch anh tím…) được phát hiện nhiều nơi với trữ lượng các mỏ ở quy mô nhỏ và vừa, tập trung nhiều nhất là ở các ngọn núi thuộc dãy Chư Yang Sin hùng vỹ kéo dài khoảng 60km từ huyện Krông Bông đến huyện Lắk và một số nơi tại huyện M’Đrắk.
Nạn khai thác đá thạch anh trộm mới xảy ra những năm gần đây, tuy nhiên đến nay do giá đá thạch anh không ngừng được đẩy lên, nguồn lợi thu được từ việc khai thác đá lậu lớn nên phong trào khai thác nguồn lợi đá bán quý này trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Hiện nay giá bán đá thạch anh dao động từ 50.000 đến hàng triệu đồng/kg, tuy theo chất lượng đá.
Chúng tôi đã thâm nhập vào các địa bàn là điểm nóng về khai thác đá thạch anh ở các xã như Yang Ré, Y Tao, Lắk, Krông Nô của huyện Lắk và tận mắt chứng kiến sự ngang nhiên của “thạch tặc” ở đây. Khi phát hiện có đá thạch anh, bất kể là nương rẫy hay rừng cấm, các “trùm” đá đều tìm cách tiếp cận rồi dùng các phương pháp từ thủ công đến cơ giới để khai thác.
Tại địa bàn xã Yang Tao, “thạch tặc” ngang nhiên sử dụng thiết bị cơ giới hạng nặng mở đường vào tận rừng phòng hộ đầu nguồn của Hồ Lắk để khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá ra ngoài mà không gặp một sự cản trở nào từ các cơ quan chức năng của địa phương. Sự việc chỉ vỡ lở các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin.
Tuy nhiên việc xử lý qua loa, không triệt để. Theo phản ánh của người dân địa phương, sau khi bị xử lý, các đối tượng khai thác đá trái phép vẫn tiếp tục, dù không ngang nhiên như trước.
Không chỉ phá rừng cấm để khai thác đá thạch anh, nhiều “trùm” đá còn mua lại nương rẫy của người dân, phá bỏ hoa màu, cây công nghiệp trên đất, đưa máy móc thiết bị và thuê lại chính người dân ở đây để khai thác đá.
Nhiều vụ tranh chấp địa bàn, mỏ khai thác đã xảy ra khiến tình hình an ninh trật tự tại địa phương trở nên phức tạp. Nhiều gia đình bỏ bê nương rẫy cũng như công việc khác để theo “nghề” khai thác đá thạch anh, nhiều em học sinh cũng bỏ học đi đào đá kiếm tiền.
Đắk Nông "nóng" việc khai thác “ngọc mắt mèo”
Tại Đắk Nông, việc khai thác đá Opal (còn được gọi là ngọc mắt mèo) đang "nóng", nhất là các địa bàn thuộc 2 xã: Đắk Gằn và Đắk Lao (huyện Đắk Min). Ngoài ra, ở đây còn có các loại đá quý hơn như Cacedone, mã não.
Các loại đá Opal, Cacedone, mã não màu sắc khá đa dạng. Ngoài việc sử dụng để chế tác đồ mỹ nghệ như trang sức, điêu khắc trang trí…, còn có lời đồn đại các loại đá này có tác dụng đặc biệt trong thuật phong thủy và là loại đá rất được ưa chuộng trong thú chơi đá cảnh của các “đại gia.”
Hiện các loại đá này được bán tại chỗ với giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng/kg. Nhiều khối đá lớn, có màu sắc và hình thù đẹp có giá lên tới hàng tỷ đồng.
Tại thôn Tân Định, xã Đắk Gằn, nhiều nương rẫy bị đào bới tan nát. Hàng trăm chiếc hố sâu hoám từ vài mét đến hàng chục mét, nước đọng xanh lè. Tại một công trường khai thác đá, bên cạnh 2 chiếc máy xúc loại lớn đang hoạt động hết công suất, hàng chục người khác với dụng cụ thô sơ đang xăm xoi đào bới theo từng nhát múc của máy để tìm kiếm đá quý.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đắk Gằn cho biết: tình trạng khai thác đá quý trái phép trên địa bàn diễn ra rất phức tạp. Một số tổ chức, cá nhân đến xã “gạ gẫm” người dân bán đất rẫy với giá cao. Sau khi mua được đất, họ đưa thiết bị cơ giới vào ngang nhiên đào bới để khai thác “ngọc mắt mèo.”
“Cứ mỗi lần đoàn kiểm tra của huyện và xã có kế hoạch đi kiểm tra, lập tức các đối tượng khai thác đá lậu đều biết trước và cho sơ tán toàn bộ thiết bị, nhân công khiến việc bắt qủa tang rất khó,” ông Tuấn cho biết thêm.
Trước sự hấp dẫn của lợi nhuận từ đá Opal mang lại, nhiều hộ dân cũng tự ý phá bỏ cây cối trên đất để đào bới tìm đá quý. Khi bị cơ quan chức năng “hỏi thăm”, những người này liền đưa ra lý do đang đào hồ để lấy nước tưới và nuôi cá.
Do không đảm bảo an toàn lao động nên nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra. Điển hình như trường hợp của Y Ning và Y Biếu bị đá đè chết do sập hầm khai thác đá quý khi họ chui xuống mót đá tại công trường khai thác đá của Công ty Cổ phần VINAMIN.
Việc khai thác các loại đá quý để chế tác đồ mỹ nghệ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chính phủ và được biết cho đến nay, chưa một tổ chức cá nhân nào được cấp phép khai thác đá Opal ở Đắk Nông. Tuy nhiên không hiểu sao tình trạng “loạn” khai thác đá quý ở đây diễn ra rầm rộ với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân nhưng không hề bị ngăn chặn, xử lý triệt để./.
Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)