Ngày 24/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khánh thành đưa vào sử dụng công trình phát triển nước ngầm, tại thị trấn Kong Dờng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Đây là một trong 5 công trình nước ngầm được xây dựng tại ba tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk, do tổ chức JICA của Nhật Bản tài trợ nhằm giúp đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa ở địa bàn Tây Nguyên có nguồn nước sạch, đảm bảo các điều kiện cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày.
Các công trình nước ngầm này được đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh Gia Lai 2 điểm (thị trấn Kon Dờng - huyện Mang Yang và xã Nhơn Hòa - huyện Chư Sê), tại tỉnh Đắk Lắk 2 điểm (xã Ea Drang - huyện Ia Hleo và Ea Drông - huyện Krông Bút), tại tỉnh Kon Tum 1 điểm (xã Đắk Ui - huyện Đắk Hà).
5 công trình nước ngầm có công suất mỗi ngày cung cấp hơn 3.200m3 nước phục vụ cho khoảng 45.000 dân; hệ thống đường ống dẫn nước được mắc nối đến tận hộ dân và cung cấp nước liên tục 24 giờ.
Tổng mức kinh phí đầu tư là hơn 324 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đối ứng từ phía Việt Nam chiếm 10%.
Sau khi có nguồn nước ngầm khai thác đưa vào sử dụng, bà con trong vùng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số không phải đi xa để lấy nước sông, suối không hợp vệ sinh như trước./.
Đây là một trong 5 công trình nước ngầm được xây dựng tại ba tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk, do tổ chức JICA của Nhật Bản tài trợ nhằm giúp đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa ở địa bàn Tây Nguyên có nguồn nước sạch, đảm bảo các điều kiện cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày.
Các công trình nước ngầm này được đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh Gia Lai 2 điểm (thị trấn Kon Dờng - huyện Mang Yang và xã Nhơn Hòa - huyện Chư Sê), tại tỉnh Đắk Lắk 2 điểm (xã Ea Drang - huyện Ia Hleo và Ea Drông - huyện Krông Bút), tại tỉnh Kon Tum 1 điểm (xã Đắk Ui - huyện Đắk Hà).
5 công trình nước ngầm có công suất mỗi ngày cung cấp hơn 3.200m3 nước phục vụ cho khoảng 45.000 dân; hệ thống đường ống dẫn nước được mắc nối đến tận hộ dân và cung cấp nước liên tục 24 giờ.
Tổng mức kinh phí đầu tư là hơn 324 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đối ứng từ phía Việt Nam chiếm 10%.
Sau khi có nguồn nước ngầm khai thác đưa vào sử dụng, bà con trong vùng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số không phải đi xa để lấy nước sông, suối không hợp vệ sinh như trước./.
Văn Thông (Vietnam+)