Trong bài phát biểu tại trường Đại học Kinh tế London, Bộ trưởng Kinh tế Luis de Guindos tuyên bố "Tây Ban Nha không cần một gói cứu trợ tổng thể nào hết." Ông cũng đồng thời nhấn mạnh Tây Ban Nha là nền kinh tế ổn định và cạnh tranh, cho dù đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng.
Theo ông Luis de Guindos, tất cả những gì Tây Ban Nha đang làm, đang nghĩ đều là những điều đúng đắn không chỉ cho Tây Ban Nha mà cho cả tương lai Khu vực Eurozone, và những biện pháp Tây Ban Nha đang thực hiện là cần thiết để ổn định kinh tế cũng như lấy lại đà tăng trưởng.
Ông Guindos cho rằng Tây Ban Nha đã vượt qua một "cuộc sát hạch" lòng tin khi chi phí vay mượn đã giảm sau kế hoạch bán trái phiếu chính phủ huy động 3,99 tỷ euro (5,2 tỷ USD), đặc biệt là chương trình cải cách kinh tế được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoan nghênh.
Trước đó, Thủ tướng Mariano Rajoy cũng đã phủ nhận việc Tây Ban Nha đang lên kế hoạch đề xuất gói cứu trợ tổng thể khẩn cấp từ các định chế tài chính nước ngoài nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tài chính nhấn chìm nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone này. Ông Rajoy bác bỏ các thông tin cho rằng Chính phủ Tây Ban Nha sẽ chính thức đưa ra đề xuất cứu trợ ngay trong tuần này.
Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, giới phân tích cảnh báo các thị trường tài chính chưa loại trừ khả năng Tây Ban Nha vẫn cần tới gói cứu trợ tổng thể. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha Luis Maria Linde cho rằng vấn đề cấp bách nhất đối với Mađrít hiện nay là khôi phục lòng tin từ các thị trường, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thâm hụt ngân sách và chi phí vay mượn.
Chủ tịch ECB Mario Draghi cũng hoan nghênh những gì mà ông gọi là "tiến bộ đáng kể" của Tây Ban Nha trong việc ổn định tài chính, cải cách cơ cấu và khu vực ngân hàng, tuy nhiên ông cảnh báo những thách thức lớn vẫn đang ở phía trước.
Trong khi đó, đề cập đến tình hình kinh tế trong nước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha Luis Maria Linde thừa nhận nước này không thể hoàn thành được mục tiêu thâm hụt ngân sách theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2012.
Theo ông Linde, việc đáp ứng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách của EU sẽ là rất khó khăn đối với Tây Ban Nha và các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" bổ sung nên được cân nhắc trong bối cảnh làn sóng biểu tình ngày càng lan rộng do điều kiện sống ngày càng eo hẹp.
Cùng ngày, Viện thống kê INSEE của Pháp dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp sẽ lên tới 10% trong quý 3/2012 và có thể vượt 10,2% vào cuối năm nay, mức cao nhất kể từ năm 1999. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế, INSEE cho biết thất nghiệp tại Pháp đã lên tới 9,7% trong quý 2/2012 và nếu tính cả các vùng lãnh thổ của Pháp, tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ lên tới 10,4% trong quý 3 và 10,6% trong quý 4/2012./.
Theo ông Luis de Guindos, tất cả những gì Tây Ban Nha đang làm, đang nghĩ đều là những điều đúng đắn không chỉ cho Tây Ban Nha mà cho cả tương lai Khu vực Eurozone, và những biện pháp Tây Ban Nha đang thực hiện là cần thiết để ổn định kinh tế cũng như lấy lại đà tăng trưởng.
Ông Guindos cho rằng Tây Ban Nha đã vượt qua một "cuộc sát hạch" lòng tin khi chi phí vay mượn đã giảm sau kế hoạch bán trái phiếu chính phủ huy động 3,99 tỷ euro (5,2 tỷ USD), đặc biệt là chương trình cải cách kinh tế được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoan nghênh.
Trước đó, Thủ tướng Mariano Rajoy cũng đã phủ nhận việc Tây Ban Nha đang lên kế hoạch đề xuất gói cứu trợ tổng thể khẩn cấp từ các định chế tài chính nước ngoài nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tài chính nhấn chìm nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone này. Ông Rajoy bác bỏ các thông tin cho rằng Chính phủ Tây Ban Nha sẽ chính thức đưa ra đề xuất cứu trợ ngay trong tuần này.
Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, giới phân tích cảnh báo các thị trường tài chính chưa loại trừ khả năng Tây Ban Nha vẫn cần tới gói cứu trợ tổng thể. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha Luis Maria Linde cho rằng vấn đề cấp bách nhất đối với Mađrít hiện nay là khôi phục lòng tin từ các thị trường, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thâm hụt ngân sách và chi phí vay mượn.
Chủ tịch ECB Mario Draghi cũng hoan nghênh những gì mà ông gọi là "tiến bộ đáng kể" của Tây Ban Nha trong việc ổn định tài chính, cải cách cơ cấu và khu vực ngân hàng, tuy nhiên ông cảnh báo những thách thức lớn vẫn đang ở phía trước.
Trong khi đó, đề cập đến tình hình kinh tế trong nước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha Luis Maria Linde thừa nhận nước này không thể hoàn thành được mục tiêu thâm hụt ngân sách theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2012.
Theo ông Linde, việc đáp ứng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách của EU sẽ là rất khó khăn đối với Tây Ban Nha và các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" bổ sung nên được cân nhắc trong bối cảnh làn sóng biểu tình ngày càng lan rộng do điều kiện sống ngày càng eo hẹp.
Cùng ngày, Viện thống kê INSEE của Pháp dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp sẽ lên tới 10% trong quý 3/2012 và có thể vượt 10,2% vào cuối năm nay, mức cao nhất kể từ năm 1999. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế, INSEE cho biết thất nghiệp tại Pháp đã lên tới 9,7% trong quý 2/2012 và nếu tính cả các vùng lãnh thổ của Pháp, tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ lên tới 10,4% trong quý 3 và 10,6% trong quý 4/2012./.
(TTXVN)