Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha (BoS) cảnh báo rằng những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ công và điều kiện kinh tế không thuận lợi có thể làm nước này không đạt được mục tiêu về giảm thâm hụt ngân sách đã đề ra trong năm 2012, sau khi Madrid đã thất bại trong việc kiềm chế thâm hụt ngân sách gia tăng năm ngoái.
Mặc dù Chính phủ Tây Ban Nha đã áp dụng các chính sách "thắt lưng buộc bụng" nhằm tiết kiệm khoảng 150 tỷ euro trong thời gian từ năm 2012 tới 2014, để giảm thâm hụt sách, song Thống đốc Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha Luis Maria Linde cho rằng điều đó là không đủ để giúp ghìm thâm hụt ngân sách ở mức 6,3% GDP trong năm nay.
Để đạt được mục tiêu này, nguồn thu từ việc tăng thuế của Chính phủ phải bù đắp được cho các chi phí liên quan đến thanh toán nợ, lương hưu và trợ cấp thất nghiệp.
[Tây Ban Nha thành lập ngân hàng xử lý nợ xấu]
Năm 2011, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đã leo lên tới 9,4% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 6% GDP đề ra ban đầu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quản lý công của Tây Ban Nha, Cristobal Montoro lại nhận định rằng Tây Ban Nha vẫn có khả năng đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách trong cả năm nay, sau khi báo cáo mới nhất đã cho thấy thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này trong tháng 10/2012 ở mức 3,92% GDP, phù hợp với dự báo của Chính phủ.
Giới phân tích cho rằng yếu tố chủ chốt dẫn tới kết quả trên là do hoạt động nhập khẩu của nước này trong 9 tháng đầu năm nay đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Kinh tế Tây Ban Nha, giá trị nhập khẩu của "xứ sở bò tót" trong giai đoạn từ tháng 1-9/2012 đạt 20,95 tỷ euro, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi xuất khẩu tăng nhẹ 0,5%, lên 17,87 tỷ euro./.
Mặc dù Chính phủ Tây Ban Nha đã áp dụng các chính sách "thắt lưng buộc bụng" nhằm tiết kiệm khoảng 150 tỷ euro trong thời gian từ năm 2012 tới 2014, để giảm thâm hụt sách, song Thống đốc Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha Luis Maria Linde cho rằng điều đó là không đủ để giúp ghìm thâm hụt ngân sách ở mức 6,3% GDP trong năm nay.
Để đạt được mục tiêu này, nguồn thu từ việc tăng thuế của Chính phủ phải bù đắp được cho các chi phí liên quan đến thanh toán nợ, lương hưu và trợ cấp thất nghiệp.
[Tây Ban Nha thành lập ngân hàng xử lý nợ xấu]
Năm 2011, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đã leo lên tới 9,4% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 6% GDP đề ra ban đầu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quản lý công của Tây Ban Nha, Cristobal Montoro lại nhận định rằng Tây Ban Nha vẫn có khả năng đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách trong cả năm nay, sau khi báo cáo mới nhất đã cho thấy thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này trong tháng 10/2012 ở mức 3,92% GDP, phù hợp với dự báo của Chính phủ.
Giới phân tích cho rằng yếu tố chủ chốt dẫn tới kết quả trên là do hoạt động nhập khẩu của nước này trong 9 tháng đầu năm nay đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Kinh tế Tây Ban Nha, giá trị nhập khẩu của "xứ sở bò tót" trong giai đoạn từ tháng 1-9/2012 đạt 20,95 tỷ euro, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi xuất khẩu tăng nhẹ 0,5%, lên 17,87 tỷ euro./.
Minh Trang (TTXVN)