Tây Ban Nha đề nghị Syria giúp tìm kiếm ba nhà báo mất tích

Bộ trưởng Tư pháp Tây Ban Nha thông báo vẫn chưa có thông tin gì thêm về ba nhà báo mất tích và Chính phủ Tây Ban Nha đang yêu cầu nhà chức trách Syria giúp đỡ tìm kiếm những người này.
Antonio Pampliega, một trong ba nhà báo mất tích. (Nguồn: You Tube)

Nhà chức trách Tây Ban Nha ngày 22/7 đang tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với ba nhà báo tự do của nước này, bị mất tích từ hơn mười ngày nay khi đang thực hiện một phóng sự điều tra tại miền Bắc Syria, khu vực gần thành phố Aleppo.

Hiện có thêm thông tin về một nhà báo thứ 4 mang quốc tịch Nhật Bản cũng được cho là mất tích tại Syria khoảng một tháng nay.

Phát biểu trên đài phát thanh Cadena SER, Bộ trưởng Tư pháp Tây Ban Nha Rafael Catala, thông báo vẫn chưa có thông tin gì thêm về ba nhà báo trên và Chính phủ Tây Ban Nha đang yêu cầu nhà chức trách Syria giúp đỡ tìm kiếm những người này.

Theo thông báo của Hiệp hội báo chí Tây Ban Nha, 3 nhà báo gồm Antonio Pampliega, Jose Manuel Lopez và Angel Sastre đã bị mất tích sau khi di chuyển từ phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ tới Syria từ ngày 10/7. Nhà chức trách Tây Ban Nha vẫn chưa tuyên bố cụ thể liệu đây có phải là một trường hợp bị bắt cóc hay không.

Căng thẳng đang leo thang trong khu vực trên khiến nhà chức trách Tây Ban Nha đặc biệt lo ngại. Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia Margallo cho biết chính phủ nước này đã huy động các nhân viên an ninh tìm kiếm các nhà báo trên ở khu vực phía Bắc Syria. Họ đang xác định xem đây có phải là một vụ bắt cóc hay không, nếu đúng thì do tổ chức nào thực hiện.

Cũng trong ngày 22/7, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ đã biết được thông tin về việc một nhà báo tự do của nước này có tên là Jumpei Yasuda bị mất liên lạc tại miền Bắc Syria từ hôm 23/6. Tuy nhiên, phía Nhật Bản chưa thể xác nhận được thông tin này.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới đánh giá Syria là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với giới báo chí. Kể từ năm 2011, thời điểm nổ ra xung đột tại Syria, đã liên tiếp xảy ra hàng chục vụ bắt cóc và giết hại nhiều nhà báo, như vụ 3 nhà báo Tây Ban Nha vào năm 2013 hay vụ một năm sau đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng tại đây đã hành quyết nhà báo Mỹ James Foley - người bị bắt cóc vào năm 2012./.

Sau khi cắt vào da để máu chảy, Blut sẽ nằm sấp xuống để được hút máu từ vai hay lưng trong vài phút. Cô cũng nói rằng uống máu quá nhiều sẽ khiến người uống bị ốm, và Michael chỉ uống một lượng máu vừa đủ để cung cấp năng lượng.

Michael đã bắt đầu uống máu từ năm 13 tuổi, và mỗi năm anh lại thực hiện công việc này vài lần. Anh cho biết: “Giống như một con người có món ăn yêu thích, ma cà rồng cũng có món khoái khẩu của mình. Có nhiều cách để lấy năng lượng, nhưng việc hút máu trực tiếp là một cách gần gũi, không chỉ giúp chúng tôi có được sức mạnh mà còn giúp người hiến máu thỏa mãn nhu cầu được dâng hiến. Đó là mối quan hệ có sự đồng thuận từ cả hai bên.”/.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục